Nhiều người đồng ḷng phản đối chuyện phải sống trong lo âu, sợ hăi v́ những hành động thù ghét, khiến nhiều người tham dự mở đèn trong điện thoại di động và cùng nhau đưa lên, như những ngọn nến tưởng niệm các nạn nhân ở Atlanta. V́ vậy có nhiều dân cử và lănh đạo tôn giáo vùng Little Saigon vừa tổ chức một buổi tập họp tại công viên Garden Grove Park chiều Thứ Tư, 17 Tháng Ba, để phản đối t́nh trạng ngày càng có nhiều sự kiện mang tính thù ghét người Mỹ gốc Á Châu và Thái B́nh Dương (AAPI).
Buổi nói chuyện gồm toàn phụ nữ gốc Á. (H́nh: Đằng-Giao)
Đặc biệt, cuộc tập họp này xảy ra chỉ một ngày sau khi một thanh niên da trắng 21 tuổi, tên là Robert Aaron Long, cư dân tiểu bang Georgia, bắn chết tám người, trong đó có sáu phụ nữ gốc AAPI, tại ba tiệm đấm bóp ở thành phố Acworth, cách Atlanta khoảng 30 dặm về phía Tây Bắc.
Tất cả giới chức có mặt đều cực lực phản đối nạn kỳ thị người AAPI, đặc biệt là vụ thảm sát ở Atlanta.
Họ đồng ḷng phản đối chuyện phải sống trong lo âu, sợ hăi v́ những hành động thù ghét.
Người tham dự mở đèn trong điện thoại di động và cùng nhau đưa lên, như những ngọn nến tưởng niệm nạn nhân ở Atlanta.
Bà Kim Bernice Nguyễn, nghị viên Địa Hạt 6, là phó thị trưởng của Garden Grove, và là một trong hai người tổ chức buổi tập hợp, nói: “Ở Little Saigon, chúng ta có thể đến những nơi có cộng đồng của chúng ta, nhưng ở nơi khác, phụ nữ gốc AAPI không có sự lựa chọn này.”
Luật Sư Thái Việt Phan, nghị viên Địa Hạt 1 của Santa Ana, nhận xét rằng tội ác thù ghét người AAPI sau khi có đại dịch là v́ những câu nói của cựu Tổng Thống Donald Trump.
Bà nói: “Ông đă lập đi lập lại là COVID-19 là ‘cúm Tàu’ và là ‘Kung Flu,’ tạo ra sự kỳ thị chủng tộc trên toàn quốc.”
Bà Catt Phan, phó chủ tịch Hội Dân Chủ Orange County Trẻ và là đồng tổ chức buổi tập họp, chia sẻ: “Ngay khi nghe tin tám người bị bắn hôm qua, mẹ tôi nói, ‘Hay là ḿnh nhuộm tóc vàng và đeo ‘contact len’ màu xanh để họ cho ḿnh yên thân.”
Bà tiếp: “Tôi không thể tưởng tượng ḿnh phải hóa trang để sống trên đất nước này.”
Ni Sư Thích Nữ Như Như, cố vấn hội Cao Niên Á Mỹ, nói: “Nạn kỳ thị giữa con người vẫn có từ ngàn xưa nhưng hôm nay, chúng ta không thể sợ hăi mà phải cùng nhau đứng lên.”
Bà kết: “Cầu xin ḥa b́nh cho trái đất và nhân loại.”
Những người đến tham dự cũng đồng ư với các diễn giả.
Bà Lisa Hồng Trịnh, cư dân Westminster, nói: “Bây giờ là thế kỷ 21 chứ không phải thời 1960 mà nạn kỳ thị vẫn gây cái chết cho người thiểu số. Người ta không thể mọi rợ như vậy nữa.”
Bà nhấn mạnh: “Tôi không sợ, nhưng tôi rất bực bội.”
Nhiều phụ nữ cao niên cảm thấy bị đe dọa từ Tháng Ba, 2020 đến giờ. (H́nh: Đằng-Giao)
Buổi tập họp c̣n có sự tham dự của bà Diedre Thu-Hà Nguyễn, nghị viên Địa Hạt 3 của Garden Grove, bà Tammy Kim, phó thị trưởng Irvine, bà Linh Nguyễn, hiệu trưởng trường thẩm mỹ ABC, và Ni Sư Thích Nữ Khánh An ở thiền đường Bồ Đề Đạo Tràng.
Thông diệp của buổi nói chuyện là mọi người phải cùng đứng lên để có tiếng nói vững mạnh hơn.
Phản ứng của dân cử các cấp
Ông Steve Jones, thị trưởng Garden Grove, không có mặt được nhưng gởi lời bày tỏ qua một thông cáo báo chí: “Thật là thương tâm v́ những cái chết vô nghĩa ở Atlanta. Là thị trưởng của Garden Grove, California, một cộng đồng đa dạng về văn hóa, ngôn ngữ và tín ngưỡng, tôi rất đau đớn v́ hành động bạo lực khủng khiếp đă cướp đi sinh mạng của tám người, trong đó có ít nhất sáu phụ nữ gốc AAPI.”
Tuy Garden Grove chưa hề có những dấu hiệu không tốt giữa các sắc dân, ông vẫn cảm thấy cần cẩn trọng.
Ông tiếp: “Là một cộng đồng gồm nhiều người gốc Việt và gốc Hàn, chúng tôi đồng ḷng lên án mọi h́nh thức phân biệt đối xử, hận thù, và bạo lực. Tôi đă yêu cầu Sở Cảnh Sát Garden Grove tăng cường tuần tra thêm, đặc biệt là nơi những người cao niên gốc AAPI sinh sống, mua sắm và sinh hoạt.”
“Với tư cách là chồng của một phụ nữ Mỹ gốc AAPI và là cha của hai đứa con trai gốc AAPI, tôi cùng với tất cả người Mỹ bày tỏ nỗi buồn sâu sắc nhất đối với những sinh mạng đă mất và chia sẻ quyết tâm của cộng đồng và cả nước để lên án những hành động thù hận đối với các người gốc Á,” ông chia sẻ.
Hôm Thứ Tư, 17 Tháng Ba, toàn thể năm thành viên Hội Đồng Thành Phố Westminster bỏ phiếu thông qua Nghị Quyết 5032 lên án t́nh trạng bài ngoại và tâm lư chống người gốc AAPI v́ đại dịch COVID-19, thông cáo báo chí của thư kư thành phố gởi ra cho biết như vậy.
Nghị quyết cũng xác định thành phố quyết tâm ngăn chặn tội ác thù ghét nhắm vào người gốc AAPI.
Các ni sư cũng khuyên phải đoàn kết để có sức mạnh cộng đồng. (H́nh: Đằng-Giao)
Theo nghị quyết, “Hội Đồng Thành Phố Westminster cực lực lên án và tố cáo chủ nghĩa chống người AAPI dưới mọi h́nh thức, công nhận một môi trường ḥa nhập chủng tộc là điều cần thiết cho sức khỏe và sự an toàn của tất cả cư dân thành phố, kêu gọi cơ quan thực thi pháp luật địa phương làm việc với các giới chức thực thi pháp luật của tiểu bang và liên bang để điều tra và ghi lại tất cả báo cáo đáng tin cậy của đe dọa và tội ác thù hận liên quan đến COVID-19.”
Cũng trong ngày Thứ Tư, Dân Biểu Liên Bang Michelle Steel (Cộng Ḥa-Địa Hạt 48), đại diện California, đưa ra một tuyên bố cho biết: “Những ǵ xảy ra ở Atlanta đêm qua thật vô nghĩa và bi thảm, và tiếc là chỉ thêm vào một danh sách dài những tội ác bạo lực gần đây chống lại cộng đồng gốc AAPI. Điều này phải chấm dứt. Chúng ta phải làm mọi cách để chấm dứt thù hận và giúp đỡ những người quanh ḿnh, đặc biệt là khi chúng ta cùng nhau đánh bại đại dịch COVID-19. Lời cầu nguyện của tôi dành cho các gia đ́nh nạn nhân hôm nay và trong những ngày tới.”
Thượng Nghị Sĩ Tom Umberg (Dân Chủ-Địa Hạt 34) của California hôm Thứ Tư cũng đưa ra một tuyên bố lên án vụ bắn chết tám người ở ngoại ô Atlanta, Georgia, mà trong đó có sáu người gốc AAPI.
“Những vụ giết người mà chúng ta chứng kiến ở Georgia đêm qua là không thể chấp nhận được. Tôi luôn sát cánh, đoàn kết cùng các cộng đồng người Mỹ gốc AAPI của chúng ta, những người không sợ bạo lực cho dù họ là ai. Trong đại dịch này, tội ác thù ghét nhắm vào cộng đồng AAPI gia tăng theo cấp số nhân. Tất cả chúng ta phải làm nhiều hơn nữa để xác định, bắt giữ, và truy tố những kẻ xấu chịu trách nhiệm cho các tội ác thù ghét này. Tôi muốn tri ân các thành viên của cộng đồng, những người đă đóng vai tṛ tích cực để bảo đảm sự an toàn và hỗ trợ cho cư dân địa phương của chúng ta.”
Qua một email gởi đến nhật báo Người Việt, Dân Biểu Janet Nguyễn (Cộng Ḥa-Địa Hạt 72) của California cũng cho biết: “Tấn công nhắm vào người AAPI tăng mạnh trong cộng đồng chúng ta, trong tiểu bang chúng ta, và khắp Hoa Kỳ. Chúng ta thấy hiện tượng này trên mạng, trong trường học, tại chợ, và tại các doanh nghiệp. Gần 3,000 vụ tấn công người AAPI được ghi nhận tại California trong năm 2020, từ sách nhiễu cho đến đụng chạm, cho đến tấn công bạo động, và trong một số trường hợp, gây ra tử vong.”
“Chúng ta phải có nhiệm vụ bảo vệ những cá nhân này không bị tội phạm thù ghét tấn công. Tôi ủng hộ việc chi ra $1.4 triệu cung cấp cho trang web Chấm Dứt Thù Ghét Người AAPI và nghiên cứu cũng như phân tích liên quan đến việc chấm dứt tội ác thù ghét. Chúng ta cần làm nhiều hơn nữa để trừng phạt những tội phạm này và bảo vệ những con người làm việc b́nh thường trong cộng đồng chúng ta…,” bà Janet cho biết tiếp.
Ông Sergio Contreras, ủy viên Đặc Khu Vệ Sinh Midway City Sanitary District, cũng gởi ra một tuyên bố như sau: “Tôi tự hào cùng tham gia với tất cả ai đứng lên chống lại thù ghét và bạo động. Trong thời kỳ đại dịch COVID-19, bạo động do thù ghét gia tăng rất nhiều, đặc biệt nhắm vào các cộng đồng người Châu Á-Thái B́nh Dương. Tấn công bạo động chống lại bất kỳ ai – cho dù thuộc chủng tộc nào, nguồn gốc nào, t́nh trạng kinh tế xă hội ra sao, giới tính nào, tôn giáo nào hoặc chính kiến ra sao – phải chấm dứt. Chúng ta phải cùng nhau làm việc để bảo đảm cộng đồng, tiểu bang, và đất nước chúng ta không c̣n sự thù ghét và ngu dốt. Tôi cam kết ủng hộ hết ḿnh đối với nạn nhân và những ai đang bị đau đớn v́ t́nh trạng thù ghét.”
Nhóm phụ nữ giới chức đi ṿng công viên. (H́nh: Đằng-Giao/Người Việt)
T́nh trạng thù ghét người gốc AAPI ngày càng tăng
Theo nhật báo The Los Angeles Times hôm Thứ Ba, 16 Tháng Ba, kể từ khi đại dịch COVID-19 làm ngưng trệ mọi hoạt động vào Tháng Ba năm ngoái, hàng ngàn người AAPI phải đối mặt với nạn phân biệt chủng tộc qua các cuộc tấn công bằng lời nói và thể xác, hoặc bị người khác xa lánh.
Báo cáo của tổ chức Stop AAPI Hate cho thấy trong khoảng thời gian từ Tháng Ba, 2020 đến Tháng Hai, 2021 có tới 3,795 vụ tấn công có chủ ư phân biệt chủng tộc nhắm vào người AAPI.
Tuy nhiên, con số này có thể chỉ là một phần nhỏ của các cuộc tấn công đă xảy ra, v́ có rất nhiều vụ không được báo cáo, vẫn theo LAT.
Khoảng 68% các cuộc tấn công chống người Châu Á được ghi nhận trong nghiên cứu là quấy rối bằng lời nói, 21% là hành vi xa lánh, và 11% là hành hung thể xác.
Khoảng 9% số vụ khác là vi phạm quyền công dân như phân biệt đối xử tại nơi làm việc hoặc bị từ chối phục vụ tại một doanh nghiệp. Gần 7% các cuộc tấn công là quấy rối trực tuyến.
Hầu hết các vụ này xảy ra tại các cơ sở kinh doanh hoặc trên đường phố công cộng. [đ.d.]