Quân đội Israel ước tính, trước cuộc giao tranh lần này, Hamas có một kho vũ khí gồm 7.000 tên lửa với nhiều tầm bắn khác nhau và có thể bao phủ gần như toàn bộ lănh thổ Israel.
Trong cuộc chiến lần thứ tư với Israel, phong trào vũ trang Hamas ở Gaza đă bắn tổng cộng hơn 4.000 quả rocket tấn công nhà nước Do Thái, với số lượng lớn đầu đạn xâm nhập sâu hơn vào lănh thổ Israel và cũng đạt độ chính xác cao hơn bao giờ hết.
Những loạt đạn tên lửa chưa từng có tiền lệ vươn xa tới cả phía Bắc như thành phố Tel Aviv, cùng với các vụ phóng máy bay không người lái và thậm chí là một cuộc tấn công bằng tàu ngầm, đă cho thấy màn tŕnh diễn của Hamas về một kho vũ khí tự chế ấn tượng như thế nào, bất chấp 14 năm bị phong tỏa.
“Cường độ tấn công của Hamas trong cuộc xung đột lần này lớn hơn và độ chính xác cũng tốt hơn nhiều”, Mkhaimar Abusada, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Al-Azhar ở thành phố Gaza nhận xét. “Những ǵ Hamas có thể làm được trong bối cảnh vẫn bị bao vây là điều thực sự gây sốc với Israel”.
Từ những quả bom thô sơ đến rocket tầm xa
Kể từ khi thành lập vào năm 1987, cánh quân bí mật của Hamas, hoạt động song song cùng với tổ chức chính trị có mức độ công khai hơn, đă phát triển từ một nhóm dân quân nhỏ thành một lực lượng quân sự hùng hậu bán tổ chức (theo cách gọi của Israel).
Khi xung đột lan rộng, Hamas bắt đầu sản xuất ḍng tên lửa Qassam thô sơ. Các đầu đạn của nó chỉ bay được loạn xạ vài km và gây ra rất ít thiệt hại, thường chỉ hạ cánh bên trong lănh thổ Gaza.
Sau khi Israel rút khỏi Gaza vào năm 2005, Hamas đă thiết lập được một đường dây tiếp tế bí mật từ những nước bảo trợ lâu năm là Iran và Syria. Các tên lửa tầm xa hơn, sức công phá lớn hơn, cùng thiết bị và máy móc đă tràn vào biên giới phía nam Gaza với Ai Cập.

Một lính cứu hỏa Israel chạy bên cạnh những chiếc ô tô bị trúng tên lửa từ Dải Gaza, ở thị trấn Ashkelon, miền nam Israel ngày 11/05/2021. Ảnh: AP
Các chuyên gia cho biết, một lượng lớn tên lửa đă được vận chuyển đến Sudan, đi qua sa mạc rộng lớn của Ai Cập và được đưa lậu qua những đường hầm nhỏ hẹp bên dưới Bán đảo Sinai.
Theo Quân đội Israel, hoạt động buôn lậu tiếp tục được thúc đẩy và gia tăng sau khi Mohammed Morsi, một thủ lĩnh Hồi giáo và là đồng minh của Hamas, được bầu làm tổng thống Ai Cập vào năm 2012 trước khi bị quân đội Ai Cập lật đổ.
Lực lượng chiến binh Hamas ở Gaza đă tích trữ các tên lửa do nước ngoài sản xuất với tầm bắn cải thiện như Katyusha hay Fajr-5 do Iran cung cấp, và được sử dụng trong các cuộc chiến năm 2008 và 2012 với Israel.
Ngành công nghiệp vũ khí tự chế
Sau khi Morsi bị lật đổ, Ai Cập đă trấn áp và đóng cửa hàng trăm đường hầm buôn lậu. Để thích ứng, Hamas đă tập trung đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp vũ khí tự chế.
Fabian Hinz, nhà phân tích an ninh độc lập chuyên nghiên cứu về tên lửa ở Trung Đông nhận xét: “Ngày nay, hầu hết các tên lửa mà chúng ta thấy đều được chế tạo nội địa và thường là với các kỹ thuật khá sáng tạo”.
Hồi tháng 9/2020, kênh truyền h́nh Al-Jazeera từng chiếu một bộ phim tài liệu cho thấy các chiến binh Hamas tái lắp ráp các tên lửa Iran với tầm bắn lên tới 80 km và được trang bị những đầu đạn mang theo 175 kg chất nổ.
Các tay súng Hamas c̣n thu thập các tên lửa chưa phát nổ của Israel từ những cuộc không kích trước đó để lấy vật liệu nổ. Họ thậm chí c̣n tận dụng các đường ống nước cũ để tái sử dụng làm thân tên lửa.
Để sản xuất tên lửa, các nhà hóa học và kỹ sư của Hamas đă trộn thuốc phóng từ phân bón, chất oxy hóa và các thành phần khác trong các nhà máy tạm bợ. Hàng lậu chủ chốt được cho là vẫn tuồn vào Gaza qua một số ít đường hầm c̣n hoạt động.
Hamas đă công khai ca ngợi sự hỗ trợ của Iran, mà theo các chuyên gia, hiện nay được thực hiện chủ yếu dưới dạng cung cấp bản thiết kế, bí quyết kỹ thuật, thử nghiệm động cơ và một số chuyên môn kỹ thuật khác. Báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Iran đă cung cấp mỗi năm 100 triệu USD cho các nhóm vũ trang Palestine.
Màn tŕnh diễn khiến Israel choáng váng
Quân đội Israel ước tính, trước cuộc giao tranh lần này, Hamas có một kho vũ khí gồm 7.000 tên lửa với nhiều tầm bắn khác nhau và có thể bao phủ gần như toàn bộ lănh thổ Israel, cùng với khoảng 300 tên lửa chống tăng và 100 tên lửa pḥng không.
Hamas cũng sở hữu hàng chục máy bay không người lái và có một đội quân khoảng 30.000 chiến binh, trong đó có 400 lính biệt kích hải quân.
Trong cuộc chiến mới nhất này, Hamas đă tŕnh làng những vũ khí mới như UAV tấn công, tàu lặn không người lái và một loại tên lửa không điều khiển có tên là Ayyash với tầm bắn 250 km.
Quân đội Israel nói rằng chiến dịch tấn công của họ đă giáng một đ̣n mạnh vào các cơ sở nghiên cứu, lưu trữ và sản xuất vũ khí của Hamas. Tuy nhiên, nhiều quan chức Israel thừa nhận họ đă không thể ngăn chặn các đợt bắn tên lửa liên tục của Hamas.
Không giống như các tên lửa dẫn đường, rocket của Hamas thường không chính xác và phần lớn đă bị hệ thống pḥng thủ Ṿm Sắt của Israel đánh chặn. Thế nhưng, bằng cách tiếp tục làm thất bại sức mạnh hỏa lực vượt trội của Israel, Hamas có thể đă đạt được mục tiêu của ḿnh.
“Hamas không nhằm mục đích hủy diệt Israel bằng sức mạnh quân sự. Họ sử dụng rocket để thiết lập lại cán cân sức mạnh và viết lại các quy tắc của tṛ chơi. Đó là chiến tranh tâm lư”, chuyên gia Fabian Hinz b́nh luận.
VietBF @ Sưu tầm