Mùi hương cơ thể thay đổi do nhiều yếu tố như bệnh lư, tốc độ lăo hoá, chế độ ăn uống hay thay đổi nội tiết tố.
Do một số bệnh lư
Theo tuổi tác, nguy cơ mắc một số bệnh như tiểu đường, gan hay bệnh lư tuyến giáp... tăng cao, chúng là nguyên nhân làm thay đổi mùi hương cơ thể. Người bệnh tiểu đường thường có mùi trái cây và siro do cơ thể sản sinh nhiều ketone.
Lăo hoá
Khi chúng ta già đi, làn da sẽ sản sinh ra nhiều axit béo hơn. Các axit béo này phản ứng với không khí, làm tăng cường chất 2-nonenal có mùi chua và hơi khó ngửi. Đôi khi, nó được gọi là "mùi người già".
Thay đổi thói quen ăn uống
Các thực phẩm như cá, gia vị và thịt đỏ có thể ảnh hưởng đến mùi cơ thể. Sau khi thức ăn được phân hủy trong cơ thể, chúng ta giải phóng các chất hóa học qua mồ hôi, đôi khi có thể rất mạnh. Lượng nước trong chế độ ăn uống hàng ngày của chúng ta là một lư do khác gây ra mùi cơ thể. Càng mất nước, cơ thể càng có mùi hôi. Miệng khô là nơi lư tưởng để vi khuẩn phát triển v́ nó không bị nước bọt hoặc nước rửa trôi.
Thay đổi nội tiết tố
Nội tiết tố trong cơ thể thay đổi thường xuyên, nhất là giai đoạn rụng trứng và măn kinh. Một số nghiên cứu chỉ ra, nam giới cảm thấy phụ nữ trong thời kỳ rụng trứng là hấp dẫn nhất v́ mùi cơ thể của họ. Sự thay đổi nội tiết tố khác như dậy th́ hay do căng thẳng tăng cao cũng khiến mùi cơ thể khác đi.
Do thuốc
Một số loại thuốc bổ và thuốc điều trị, ví dụ thuốc chống trầm cảm, có thể làm thay đổi mùi cơ thể của người dùng. Các loại thuốc khiến bạn đổ mồ hôi nhiều hơn, đặc biệt là từ các tuyến mồ hôi lớn ở nách và bẹn, khiến mùi cơ thể thay đổi. Mồ hôi kết hợp với vi khuẩn trên da có thể tạo ra mùi cơ thể nồng nặc, khó chịu.
Bệnh lư răng miệng
Tiết nước bọt là cơ chế tự nhiên để cơ thể bảo vệ khỏi hơi thở có mùi. Càng lớn tuổi, miệng càng tiết ít nước bọt hơn. Việc đeo răng giả cũng làm tăng khả năng đưa vi khuẩn có hại vào miệng, ngay cả khi răng giả được vệ sinh thường xuyên. Các bệnh ở nướu càng phổ biến hơn ở những người lớn tuổi, có thể gây hôi miệng và ảnh hưởng đến mùi cơ thể tổng thể.