Chuyện sinh nở trong cấm cung xưa diễn ra như thế nào? Đây là câu hỏi mà ngày nay ai cũng tò mò.
Trong hoàng cung cổ đại Trung Quốc, việc chăm sóc phi tần từ khi có mang đến sau khi sinh con đều được quy định vô cùng nghiêm ngặt.
Việc phi tần chốn hậu cung mang thai, sinh con chính là việc nối tiếp hương hỏa cho hoàng thất. Vì thế việc này rất được coi trọng và được theo dõi sát sao. Do các bậc đế vượng rất coi trọng y học nên khi hoàng hậu hay các phi tần có mang và sinh nở đều có một quy trình chuyên môn khép kín để đảm bảm quá trình thai sản được diễn ra thuận lợi nhất.
Sau khi sinh con, việc chăm sóc dinh dưỡng cho sản phụ và sức khỏe của các hoàng tử, công chúa cũng đều có quy định rõ ràng, nghiêm ngặt. Trong nội cung, nếu có phi tần nào mang thai bộ phận thượng dược (quản lý thuốc và các dược phẩm trong cung) sẽ cử ngự ý chuyên trách về thai sản đến phụ trách. Trong suốt 7 tháng mang thai sẽ lên kế hoạch chuẩn bị ngày giờ sinh nở và phòng sinh.
Việc phi tần chốn hậu cung mang thai rất được coi trọng và theo dõi sát sao.
Trước khi lâm bồn, hoàng thượng thường ban cho rất nhiều vật phẩm như lụa là gấm vóc, đồ ăn, thuốc bổ. Tất cả những đồ này đều có ích cho thai phụ. Ngự y cũng căn cứ vào tình hình cụ thể của từng thai phụ để lựa chọn những loại thuốc bổ hoặc thực phẩm tốt nhất phù hợp.
Mỗi lần phi tần lâm bồn, cục Thái y phải cử thái y chuyên trách về sản khoa đến hậu cung để trực, đưa ra những phác đồ, kế hoạch đỡ đẻ. Cụ thể thai nhi sẽ được sinh ra ở ngôi nào để khi phi tần trở dạ có thể tham khảo vào các tình huống giả định để đỡ đẻ một cách an toàn nhất. Đồng thời căn cứ vào tình hình của sản phụ kê đơn thuốc, thực phẩm cần thiết và chú thích các thứ kiêng kỵ trong ăn uống. Đồng thời sắp xếp thêm người hỗ trợ chăm sóc. Sau khi việc sinh nở được hoàn tất, sẽ căn cứ vào tập tục đương thời tổ chức nghi thức chúc mừng. Việc chăm sóc trẻ sơ sinh và sức khỏe của sản phụ sau sinh cũng vô cùng được chú trọng.
Việc chăm sóc trẻ sơ sinh và sức khỏe của sản phụ sau sinh cũng vô cùng được chú trọng.
Thời kỳ Lưỡng Tống, trẻ sơ sinh sau khi đầy 30 ngày được gọi là tam triều. 7 ngày được gọi là nhất lạp, 14 ngày gọi là nhị lạp, sau 21 ngày được gọi là tam lạp. Từ nhất lạp đến tam lạp đều được ban thưởng. Khi tam triều sẽ có lễ tắm (rửa) tam triều, trẻ sẽ được hơ thóp, được tắm bằng nước thơm thêm tinh dầu hành tỏi giúp khí huyết lưu thông, tránh gió, trừ tai ách. Điều này cũng có cơ sở khoa học nhất định cho việc bảo vệ sức khỏe đối với trẻ sơ sinh.
Khi trẻ sơ sinh đầy tháng cũng sẽ được tắm đầy tháng, những việc này đều do y quan chuyên trách trong cung theo dõi và thực hiện. Y quan sẽ căn cứ vào tình hình thực tế sau sinh của mỗi đứa trẻ để sắp xếp kế hoạch theo dõi và chăm sóc sức khỏe hợp lý và tốt nhất.
VietBF@ sưu tập