Với những lư thuyết nay lại là những câu hỏi về sự ra đi của nước Anh rời khỏi Liên minh EU. Phải chăng mọi thứ tăng chóng mặt, công nhân giá rẻ không c̣n nữa, tất cả phải chật vật với những thách thức mới?London là thủ đô của Châu Âu nay c̣n đâu?
Người dân London, cũng giống như người dân trên toàn bộ UK, đă dần quen với cuộc sống ly khai khỏi EU, nhưng một số cư dân lại có tầm nh́n khác về tương lai. Hamish Stewart là một trong số ngày càng đông những người dân thủ đô muốn nh́n thấy London trở thành một thành phố - quốc gia độc lập.
Hamish điều hành một nhóm vận động với tên gọi London Independence nhằm kêu gọi sự độc lập cho London, giúp thành phố thoát khỏi những xiềng xích từ phần c̣n lại của Vương quốc Anh, giúp London lấy lại vị thế trong Liên minh châu Âu.
Trao đổi với MyLondon, Hamish đă chia sẻ những ư tưởng của anh và mong muốn về một London tự trị và dành lại vị thế sau khủng hoảng Brexit.
''Kể từ Brexit, chúng ta đă chứng kiến giá thực phẩm tăng nhanh và sự thiếu hụt trên thị trường lao động, khiến cho đời sống người dân và doanh nghiệp trở nên vô cùng chật vật'', anh nói.
''London đă luôn là thủ đô của EU và tôi nghĩ việc phá hủy mối liên kết mật thiết giữa London và EU là một điều vô cùng sai lầm''. Hamish cho rằng kể từ cuộc trưng cầu dân ư về Brexit năm 2016, một bộ phận công chúng đă h́nh thành ư niệm về một London độc lập, trong đó phần lớn người London muốn UK ở lại EU.
Hamish nhấn mạnh rằng việc London muốn độc lập không có nghĩa là nó gặp trục trặc ǵ với phần c̣n lại của UK, chỉ đơn giản v́ London là một thành phố mang phong cách châu Âu và ''cần phải nằm trong một mối quan hệ độc lập với EU'', cũng như có quyền tự chủ về tài chính lớn hơn, giống như Channel Islands và Gibraltar, các vùng lănh thổ hải ngoại của Vương quốc Anh.
Tuy nhiên, Hamish cũng mô tả việc London trở thành một quốc gia độc lập của EU, giống như những tiểu quốc gia Malta và Luxembourg. Các nước như Na Uy và Switzerland, dù không thuộc EU nhưng cũng là thành viên của Khối Kinh tế Châu Âu (EEZ), đây có thể được xem là h́nh mẫu lư tưởng để London học theo. Dù không là thành viên đầy đủ của EU, nhưng các quốc gia này vẫn được tự do di chuyển hàng hóa và con người cũng đi lại tự do.
''Đó là lư do mà nhóm của Hamish yêu cầu các nghị sĩ và Thị trưởng London, Hội đồng London (London Assembly) hăy cân nhắc về khái niệm một London độc lập''.
Hamish cũng gợi ư đường M25 có thể trở thành biên giới mềm. ''Đường M25 có thể biến thành công viên và xây dựng thêm nhà ở, đây có thể là biên giới mềm với phần c̣n lại của UK'', anh nói.
Nhóm của anh cũng cho rằng London nên có chính phủ riêng đặt tại Ṭa Thị Chính và quyền quyết định các vấn đề như chính sách thuế hay chính sách nhập cư. Các quyền này giúp giải quyết những vấn đề liên quan tới nhà ở giá rẻ và t́nh trạng thiếu nhà ở.
Hamish cho rằng London không nhất thiết phải ưu tiên phát triển quân đội riêng, v́ trở thành một phần của EU đă giúp nó được hưởng lợi từ chính sách an ninh chung. Ông cũng không muốn một cuộc ''đào thoát'' cứng nhắc khỏi phần c̣n lại của UK. Ông cho rằng phần c̣n lại của UK sẽ phát triển tốt hơn khi London trở nên độc lập và có mối quan hệ bền chặt với EU.
Hamish c̣n đề nghị London nên trở thành một quốc gia cộng ḥa và không c̣n nền quân chủ lập hiến. ''Phần đất đai mà Hoàng gia sở hữu ở London nên được đưa vào quỹ tín thác, và Hoàng gia có thể dời về sống tại các lâu đài của họ bên ngoài London'', ông nói.
Ông cho rằng người London muốn tự quyết định việc chi tiêu đồng tiền thuế của ḿnh, để họ có được dịch vụ giáo dục công, y tế công, tiện ích điện nước phản ánh sự giàu có của London. Chỉ khi được độc lập khỏi chính quyền đầu năo hiện hành và giữ mối quan hệ lợi ích với Liên minh châu Âu, người London mới được nh́n thấy thành phố này thăng hoa trở lại.
VH (theo MyLondon)