Các chuyên gia cho rằng vị thế trung tâm tài chính toàn cầu của Mỹ đang bị lung lay do ḷng tham của các công ty và chính sách tự làm hại bản thân của chính phủ.
Theo đài RT, một thông tin ngày 12/2 của Reuters cho biết tỷ lệ đầu tư trái phiếu chính phủ Trung Quốc đă tăng trong tháng 1.
Thông tin này được đưa ra sau thông tin lạm phát tháng 1 ở Mỹ đang ở mức xấu, cho thấy các nhà đầu tư đang chuyển sang Trung Quốc để tự bảo vệ ḿnh trước lạm phát và các đợt tăng lăi suất sau đó.
Đây chỉ là điều bất thường hay một phần của xu hướng ngày càng tăng khiến Trung Quốc có thể vượt Mỹ trở thành trung tâm tài chính toàn cầu?
Nhiều chuyên gia đă từng cảnh báo về xu hướng Mỹ có thể mất vị trí trung tâm tài chính toàn cầu vào tay Trung Quốc.
Ông Ray Dalio, sáng lập viên Bridgewater, từng nhận định với tờ Financial Times: “Trung Quốc đă có các thị trường vốn lớn thứ hai thế giới và tôi nghĩ cuối cùng họ sẽ cạnh tranh để có vị trí là trung tâm tài chính thế giới”.
Ông Dalio đă đưa ra nhận định trên khi Trung Quốc hoạt động hiệu quả trong lĩnh vực này năm 2020. Ngoài ra, cần lưu ư rằng đại dịch COVID-19 là một thách thức nghiêm trọng đối với vị thế cường quốc trên thế giới của Mỹ. Các yếu tố khác, bao gồm cả những sai lầm cơ bản về chính sách của chính phủ, cũng đang cản trở vị thế thống trị tài chính của Mỹ.
Trước hết, phản ứng của chính phủ trong pḥng chống COVID-19 đă tác động đến nền tài chính Mỹ. Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, giá trị khoản vay nước ngoài của Mỹ đă giảm dần v́ các bên nước ngoài mất niềm tin vào các nhà hoạch định kinh tế Mỹ. Nhưng năm 2020 đă chứng kiến t́nh trạng suy giảm thực sự.
Năm đó, khi Trung Quốc cố gắng kiềm chế đợt bùng phát COVID-19 đầu tiên, nước này lần đầu tiên dẫn đầu thế giới về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), mặc dù FDI toàn cầu đă giảm xuống. Vào năm 2021, trong khi Mỹ đă giành lại vị trí đầu bảng với con số hơn 300 tỷ USD, th́ Trung Quốc cũng tăng trưởng ổn định và lập kỷ lục mới với 173,48 tỷ USD.
Nhưng ngay cả khi Mỹ chỉ coi năm 2020 là một sự cố th́ xu hướng FDI tại Trung Quốc gia tăng là không thể phủ nhận. Một báo cáo tháng 1 của Citigroup, dựa trên ba cuộc khảo sát do Pḥng Thương mại Mỹ ở Trung Quốc, Pḥng Thương mại EU ở Trung Quốc và Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản thực hiện, cho thấy Trung Quốc là điểm đến đầu tư ưa thích của nhiều tập đoàn. Trong số các lư do được đưa ra là khả năng phục hồi chuỗi cung ứng của Trung Quốc và việc kiểm soát hiệu quả COVID-19.
Một phần lớn cũng liên quan đến các chính sách kinh tế và tiền tệ mang tính nền tảng khác của Chính phủ Mỹ. Như đă nêu trước đây, giá trị mà nước ngoài cho Mỹ vay đă giảm dần kể từ năm 2008 do sự quản lư nền kinh tế kém. Điều quan trọng cần lưu ư là phản ứng của Ngân hàng Dự trữ Liên bang (FED) đối với lạm phát (tăng lăi suất và hạ nhiệt nền kinh tế) có thể sẽ không giúp ích được ǵ.
FED cho rằng nếu tỷ giá tăng, mọi người sẽ tiêu ít tiền hơn và lạm phát sẽ giảm xuống. Cho tới nay, lạm phát đang tăng vọt do nhu cầu tiêu dùng bị dồn nén từ đại dịch mà không được đáp ứng. Do đó, FED muốn làm giảm lạm phát. Tuy nhiên, đồng thái này chưa tính tới một động lực chính gây ra lạm phát tại Mỹ: thiếu cạnh tranh.
Giá cả đang tăng lên là thực tế không tranh căi, nhưng sẽ không hợp lư nếu cho rằng giá tăng chỉ do các nguyên nhân như chi phí sản xuất tăng, tiền lương cao hơn hoặc nguyên liệu thô đắt hơn.
Theo báo cáo, tiền thưởng cho các giám đốc tài chính đă tăng 36% vào năm 2021 và nhiều lĩnh vực chính có hàng hóa tăng giá lại đang báo cáo lợi nhuận kỷ lục.
Người ta không tin là có sự trùng hợp khi BP công bố lợi nhuận cao nhất trong 8 năm; Exxon, Chevron và Shell kinh doanh lăi nhất trong 7 năm trong khi giá khí đốt ở mức cao nhất trong 8 năm. Tất nhiên đó không phải là trùng hợp và các quan chức hàng đầu biết điều đó.
Theo các cố vấn kinh tế của Nhà Trắng, bốn trong số các công ty chế biến thịt lớn nhất đă sử dụng sức mạnh thị trường để đẩy giá thịt lên và trả ít tiền cho nông dân trong thời kỳ đại dịch để tăng lợi nhuận lên 300%. V́ vậy, họ biết rằng giá cao không liên quan nhiều đến chuyện lương tăng vọt (thực ra là giảm trong điều kiện thực tế). Thay vào đó, giá cả cao liên quan khá nhiều đến ḷng tham của doanh nghiệp mà chính phủ Mỹ không có quyền điều tiết.
Điều này hoàn toàn trái ngược với Trung Quốc. Cục Quản lư Nhà nước về Quy chế Thị trường (SAMR) Trung Quốc đă phạt nặng các công ty lớn v́ hành vi độc quyền vào năm 2021, bao gồm cả khoản phạt 2,8 tỷ USD đối với Alibaba. Trung Quốc cũng cập nhật Luật Chống độc quyền lần đầu tiên sau 13 năm vào năm 2021, và sẽ thành lập một Cục Chống độc quyền trong năm nay.
Ngoài việc chuỗi cung ứng của Trung Quốc đă đứng vững nhờ các biện pháp kiểm soát COVID-19, không phải ngẫu nhiên mà lạm phát chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của quốc gia này năm 2021 chỉ ở mức 0,9% nhờ thị trường cạnh tranh hơn.
Tại Mỹ, các chính sách thương mại ngày càng bảo hộ vừa giúp củng cố độc quyền trong nước vừa khiến các nhà đầu tư nước ngoài sợ hăi. Mặc dù ra đời để hỗ trợ đất nước, nhưng các chính sách này sẽ chỉ làm tổn hại Mỹ về lâu dài.
Cựu Bộ trưởng Tài chính Hank Paulson đă nhận định trong một bài viết trên Tạp chí Phố Wall ngày 9/12/2020 rằng vai tṛ lănh đạo tài chính của Mỹ đang ngày càng bị thách thức do chịu cạnh tranh gay gắt từ nước ngoài và do các chính sách thiển cận và phản tác dụng trong nước.
Bài báo xuất hiện một ngày trước khi Chỉ số S&P Dow Jones loại bỏ một số công ty Trung Quốc theo sắc lệnh của cựu Tổng thống Donald Trump. Đó là chính sách mà Tổng thống Joe Biden tiếp tục thực hiện và điều mà ông Paulson đặc biệt phản đối.
Mỹ đă loại bỏ các đối thủ cạnh tranh nước ngoài ra khỏi các chỉ số tài chính với cái cớ lo ngại an ninh quốc gia. Điều này đă làm suy yếu môi trường tài chính cởi mở mà Mỹ đă nỗ lực thiết lập hàng thập kỷ qua. Trái lại, Trung Quốc lại đang mở cửa thị trường tài chính vốn bị coi là chặt hơn cho các công ty Mỹ, châu Âu…, mang lại nhiều cơ hội tăng trưởng hơn, trái với những ǵ Mỹ đang làm.
VietBF @ Sưu tầm