London từ lâu đă trở thành một địa điểm hấp dẫn để giới tài phiệt Nga đầu tư bất động sản. Tuy nhiên, người dân Anh dường như đang gánh chịu hậu quả v́ điều này.
Quảng trường Belgrave, nơi đă trở nên phổ biến với các nhà đầu tư Nga trong những năm gần đây. Ảnh: Guardian.
Trong nhiều năm, thậm chí là nhiều thập kỷ, thị trường bất động sản cao cấp ở London và phía đông nam nước Anh luôn săn đón các nhà đầu tư từ Nga và những quốc gia thuộc Liên Xô cũ.
Biệt thự cao tầng có bể bơi, pḥng trưng bày nghệ thuật và những bộ sưu tập xe hơi cổ của giới tài phiệt đă trở thành huyền thoại ở London. Các đại lư bất động sản, luật sư, kế toán, tổ chức tài chính, kiến trúc sư và nhà thiết kế nội thất đều được hưởng lợi nhờ nguồn tiền dồi dào này, theo Guardian.
Tuy nhiên, nhiều nhà vận động và giới báo chí đă gióng lên hồi chuông cảnh báo về t́nh trạng này. Họ chỉ ra rằng London dường như đặc biệt hấp dẫn đối với những nguồn tiền thiếu minh bạch từ khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là Nga.
Lời cảnh báo này hầu như bị bỏ ngoài tai cho đến những ngày gần đây, khi giới tài phiệt Nga chịu sự trừng phạt v́ bị coi là liên quan đến chiến dịch quân sự đặc biệt của Điện Kremlin ở Ukraine.
“Những con phố ma”
Khối tài sản khổng lồ của giới tài phiệt Nga đă góp phần tạo ra “những con phố ma” ở London. Các nhà tài phiệt từ khắp thế giới đổ về đây để xây dựng những căn biệt thự xa hoa, nhưng chỉ thỉnh thoảng đến cư trú.
Trong khi đó, phần lớn căn hộ trong các khu chung cư đắt đỏ giữa ḷng thủ đô nước Anh cũng ch́m trong bóng tối v́ thiếu vắng chủ nhà.
Ngôi nhà của tỷ phú Roman Abramovich ở Kensington Palace. Ảnh: Guardian.
Một ví dụ điển h́nh là ngôi nhà 15 pḥng ngủ của tỷ phú dầu mỏ Roman Abramovich, trị giá ít nhất 200 triệu USD, ở Kensington Palace, hay ngôi nhà ở Quảng trường Belgrave được cho là của tỷ phú Oleg Deripaska.
Ṭa nhà 72 pḥng ở Surrey (London) được cho là thuộc sỡ hữu của tỷ phú dầu mỏ Alisher Usmanov, cựu cổ đông lớn của câu lạc bộ Arsenal. Nhà tài phiệt này cũng bị trừng phạt trong thời gian gần đây, theo AFP.
Dinh thự hoành tráng nhất là ṭa Witanhurst ở phía bắc London, thuộc sở hữu của ông trùm phốt phát người Nga Andrey Guryev. Đây được coi là dinh thự lớn thứ hai ở London, chỉ sau cung điện Buckingham.
Không thể truy t́m nguồn tài chính của các bất động sản trên và xác định chắc chắn có hành vi tham nhũng hay không. Tuy nhiên, theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế, 8,8 tỷ USD trong số các quỹ đáng ngờ được đầu tư vào bất động sản ở Anh kể từ năm 2016. Trong đó, "các nhà tài phiệt Nga bị cáo buộc tham nhũng hoặc có liên hệ với Điện Kremlin” đă đầu tư ít nhất 1,9 tỷ USD.
Theo tổ chức này, v́ tính bí mật của nhiều giao dịch, con số thống kê thực tế có thể gấp nhiều lần.
Và t́nh trạng này đang ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân Anh. Chắc hẳn họ sẽ không tham gia thị trường bất động sản ở những nơi “ưa thích” của các nhà tài phiệt, chẳng hạn như Knightsbridge, Kensington, Highgate và khu vực ngoại ô như St George’s Hill gần Weybridge hay Surrey.
Tuy nhiên, Tổ chức Minh bạch Quốc tế lập luận rằng sự xuất hiện của giới tài phiệt nước ngoài tạo ra “hiệu ứng gợn sóng”, làm tăng giá nhà vốn đă rất đắt đỏ ở London.
Điểm hấp dẫn của London
Điều nghịch lư là London thu hút nguồn tiền thiếu minh bạch từ nhiều quốc gia trên khắp thế giới nhờ hệ thống luật pháp được coi là đáng tin cậy và nền chính trị ổn định của nước Anh.
One Hyde Park - khu phố của những người siêu giàu ở quận Westminster, trung tâm London. Ảnh: Guardian.
Theo Oliver Bullough, tác giả cuốn sách Moneyland (2018), quyền sở hữu có thể được che đậy thông qua việc sử dụng các công ty vỏ bọc (shell companies) - những doanh nghiệp không làm ǵ ngoại trừ việc nắm giữ và di chuyển tài sản, có trụ sở tại các quốc gia như St Kitts, Nevis, Bermud và Liechtenstein.
Nhưng tất cả quá tŕnh này đều cần có cầu nối, chẳng hạn như công ty luật Child&Child ở London. Hồ sơ Panama tiết lộ công ty này đă hỗ trợ con gái của Tổng thống Azerbaijan theo cách mà theo Ṭa án Solicitors gọi là “dẫn đến nguy cơ rửa một lượng tiền lớn".
Trong bộ phim tài liệu From Russia With Cash (2015), các phóng viên đóng giả người Nga tiếp cận đại lư bất động sản ở London, đề nghị đầu tư bằng khoản tiền mà họ nói rơ là bất chính. Nhưng nhiều đại lư đă nhanh chóng giới thiệu các luật sư để giúp người mua che giấu danh tính.
Đến năm 2017, Anh đă ban hành luật cho phép các ṭa án yêu cầu chủ sở hữu tiết lộ nguồn tiền, nhưng vẫn rất ít khi được sử dụng.
Cựu Thủ tướng David Cameron từng cam kết loại bỏ “tiền bẩn” vào năm 2015. Đến năm 2016, chính phủ Anh hứa sẽ ban hành một sổ đăng kư công khai về bất động sản thuộc sở hữu nước ngoài.
Sáu năm sau, Thủ tướng Boris Johnson vẫn đưa ra cùng một lời hứa. “Không có chỗ cho tiền bẩn ở Anh. Những người ủng hộ Tổng thống Putin sẽ không có nơi nào để che giấu những nguồn thu của họ", ông nói.