Việc Nga ngừng xuất khẩu khí đốt sang châu Âu đă khiến nhiều quốc gia gặp khó khăn và bắt đầu t́m tới phương án thay thế khác.
Châu Âu t́m tới than
Theo các nhà phân tích năng lượng, than đang có xu hướng quay trở lại trong ngắn hạn khi châu Âu muốn cắt giảm sự phụ thuộc vào khí đốt và dầu của Nga và cuộc khủng hoảng Ukraine có thể đẩy nhanh quá tŕnh giảm phát thải cacbon về lâu dài - theo các nhà phân tích năng lượng.
Các nhà lănh đạo Liên minh châu Âu sẽ gặp nhau tại Versailles ở Pháp vào 2 ngày 10-11/3 để thảo luận về chính sách pḥng thủ chung của họ. Theo Reuters, tại hội nghị thượng đỉnh, họ cũng sẽ thảo luận về việc loại bỏ dần sự phụ thuộc của EU vào nhập khẩu khí đốt, dầu và than của Nga.
Nhưng đây là một nhiệm vụ khó khăn v́ EU nhập khoảng 40% lượng khí đốt nhập khẩu và 1/3 lượng dầu nhập khẩu từ Nga. Nguồn cung than của EU cũng có khoảng một nửa tới từ Nga dù dầu và khí đốt vẫn là nguồn năng lượng nhiệt chính của nhiều nước châu Âu. Những lo ngại về nguồn cung cấp năng lượng đă thúc đẩy các quốc gia châu Âu tŕ hoăn quá tŕnh loại bỏ than và tăng cường năng lượng sạch.
Tháng trước, Thủ tướng Ư Mario Draghi cho biết nước này có thể mở cửa trở lại một số nhà máy than để giúp thu hẹp khoảng cách cung cấp năng lượng và cắt giảm sự phụ thuộc vào Nga. Chính phủ Ba Lan cũng đă tiếp cận Australia để t́m nguồn cung cấp than thay thế.
Tại Đức, nơi các nhà máy nhiệt điện than sẽ bị loại bỏ muộn nhất vào năm 2038, các bộ trưởng kinh tế của 16 bang của Đức đă kêu gọi gia hạn hoạt động của cả nhà máy nhiệt điện than và hạt nhân.
Phó Thủ tướng và Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck vào cuối tháng trước cho biết các nhà máy than có thể hoạt động sau năm 2030 nhưng mục tiêu cuối cùng của đất nước là độc lập năng lượng hơn thông qua năng lượng tái tạo.
Michaela Holl, chuyên gia cấp cao tại Agora Energiewende của tổ chức tư vấn Đức, cho biết đă có các cuộc thảo luận tại một số quốc gia để làm chậm quá tŕnh giảm dần công suất sử dụng than hiện tại và cùng lúc đó, tăng cường phương án sử dụng năng lượng tái tạo.
Lauri Myllyvirta, nhà phân tích hàng đầu tại Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí Sạch ở Helsinki, cho biết có khả năng cuộc khủng hoảng Ukraine sẽ làm tăng lượng khí thải từ các nhà máy điện hiện có trong 1 hoặc 2 năm tới, nhưng trong phần c̣n lại của thập kỷ này, việc loại bỏ các nhà máy điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch sẽ diễn ra nhanh hơn dự kiến.
"Tác động của cuộc xung đột và các lệnh trừng phạt đối với thị trường nhiên liệu hóa thạch đă làm nhiên liệu tăng giá đáng kể ... Tuy nhiên, sự gia tăng giá của khí hóa thạch so với than có nghĩa là sản xuất điện đang chuyển từ khí đốt sang than, làm tăng lượng khí thải trong ngắn hạn," ông nói.
Giảm lệ thuộc vào Nga
Giá khí đốt ở châu Âu đạt mức cao nhất mọi thời đại vào ngày 7/3 do hậu quả của cuộc khủng hoảng Ukraine. Giá dầu và các mặt hàng khác tăng vọt khi Mỹ cho biết họ sẵn sàng cấm nhập khẩu dầu của Nga.
Nhưng ông Myllyvirta nói thêm rằng cuộc tấn công của Nga đă khiến châu Âu ngày càng quyết tâm giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch từ Nga trong tương lai.
Trước đó, AFP dẫn lời Thủ tướng Đức Olaf Scholz khẳng định châu Âu đă "cố t́nh" chừa lại lĩnh vực năng lượng Nga khi tung ra các đ̣n trừng phạt.
"Hiện tại, châu Âu chưa thể thay thế nguồn năng lượng để sưởi ấm, di chuyển, cung cấp điện và sản xuất công nghiệp bằng một nguồn khác. Do đó năng lượng Nga có tầm quan trọng thiết yếu đối với việc cung cấp các dịch vụ công và cuộc sống hàng ngày của người dân châu Âu", Thủ tướng Scholz nhấn mạnh việc t́m nguồn năng lượng thay thế không thể diễn ra chỉ sau một đêm.
Thị trường thế giới ngày 7/3 chứng kiến giá khí đốt tăng sốc: từ 3.000, lên 3.600, rồi lên hơn 3.800 USD/1.000 mét khối khí đốt trước khi giảm xuống mốc 3.000 USD/1.000 mét khối. Mức giá này phản ánh tâm lí bất ổn của thị trường trong bối cảnh nhiều đ̣n trừng phạt và trả đũa được thực hiện giữa Nga và các nước phương Tây.
Những mức giá cao không tưởng này đă vượt xa so với con số từng được Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga Dmitry Medvedev đưa ra trong lời cảnh báo sao khi Đức tuyên bố ngừng cấp chứng nhận cho dự án đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2.
VietBF @ Sưu tầm