Bảo vật của Càn Long được bán hơn 19 triệu USD. Đó là chiếc ấn khắc chữ "Càn Long ngự lăm chi bảo". Vật báu này được bán với giá hơn 153 triệu HKD (19,5 triệu USD).
Tác phẩm điêu khắc h́nh sư tử thuộc phiên đấu giá "Nghệ tụy lưu phương - tác phẩm sưu tầm của tiến sĩ Ngô Quyền", do Sotheby's Hong Kong tổ chức hôm 29/4.
Ngô Quyền là con trai của chính trị gia Ngô Liên Bách thời Dân Quốc. Ngô Quyền từng làm lĩnh vực ngoại giao, chuyên tâm nghiên cứu khảo cổ học và nghệ thuật Trung Quốc từ khi nghỉ hưu. Thập niên 1950, 1960, ông sưu tầm hơn 1.000 cổ vật. Ông mua chiếc ấn của hoàng đế triều Thanh tại phiên đấu giá của Sotheby's, diễn ra ở London, Anh năm 1965. Năm 1968, Ngô Quyền xây dựng bảo tàng tư nhân tại miền nam nước Anh.
Ấn đá được đấu giá hơn 19 triệu USD. Ảnh: The Value
Ấn cao gần 11 cm, làm từ đá phù dung trắng - một loại đá đặc trưng ở Tấn An, thành phố Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc, được khắc các chữ "Càn Long ngự lăm chi bảo". Ấn chương này được hoàng đế đóng trên những tác phẩm thư họa ông tâm đắc, trong đó có các tranh cổ nổi tiếng như Tảo xuân của Quách Hy (thời Bắc Tống), Thiên lư giang sơn của Vương Hy Mạnh (thời Bắc Tống) hay bức Khê sơn lữ hành của Phạm Khoan (thời Tống).
Càn Long sai chế tác ít nhất bảy chiếc ấn khắc câu "Càn Long ngự lăm chi bảo", h́nh dáng và kích cỡ khác nhau. Trong đó, chiếc ấn cao gần 11 cm này là một trong ba chiếc nhà vua thường dùng nhất.
Các món đồ của Càn Long thường được đấu giá hàng chục triệu USD. Năm 2010, chiếc ấn cũng khắc chữ "Càn Long ngự lăm chi bảo", bằng đá quư, được bán với giá 118 triệu HKD (15 triệu USD) - lập kỷ lục ấn đắt giá nhất thế giới bấy giờ. Năm ngoái, tác phẩm bằng bạch ngọc khắc chữ "Kỷ ân đường" lập mức giá 145 triệu HKD (18,5 triệu USD).
Dấu "Càn Long ngự lăm chi bảo" được đóng trên tác phẩm "Thiên lư giang sơn" của Vương Hy Mạnh, hiện trưng bày ở Bảo tàng Cố Cung (Bắc Kinh). Ảnh: The Value
Càn Long nổi tiếng mê ấn chương. Ông sưu tầm tranh, thư pháp và đóng nhiều con dấu của ḿnh lên các tác phẩm đó. Nhà vua sai chế tác khoảng 1.800 ấn chương - nhiều nhất trong số hoàng đế trong lịch sử Trung Quốc. Chất liệu làm ấn đa dạng, từ đồng, đá, thủy tinh tới mă năo, ngà voi, bạch ngọc.
VietBF@ sưu tập