Phát hiện chồng là hung thủ gây ra hơn chục vụ cướp ngân hàng, một phụ nữ Mỹ đă quyết định báo cảnh sát.
Ngày 29/12/1998, hai vụ cướp ngân hàng táo tợn nhưng kỳ lạ đă xảy ra ở thành phố Albuquequer, bang New Mexico, Mỹ. Trong cả hai vụ cướp đó, một gă đàn ông da trắng đội mũ lưỡi trai, đeo kính râm chờ lúc không c̣n khách hàng giao dịch để ra tay. Hắn rút súng, yêu cầu nhân viên ngân hàng đưa tiền trong ngăn kéo, rồi nhanh chóng biến mất.
Manh mối
Người dân ở thành phố Albuquequer chứng kiến trung b́nh 90-100 vụ cướp ngân hàng mỗi năm. Song 2 vụ cướp ngân hàng trong ngày 29/12/1998 khác biệt ở yếu tố liều lĩnh. Tên tội phạm hành động đơn độc nhưng cướp thành công 2 chi nhánh ngân hàng trong một ngày và không cần nổ súng để dọa nhân viên ngân hàng.
Theo miêu tả của các nhân chứng, tên cướp là một thanh niên da trắng, tóc đen, vóc người trung b́nh, độ tuổi 30-40, khuôn mặt giống người gốc Mỹ Latinh. Hắn không để lại vân tay hay bất kỳ dấu vết vật chất nào tại hiện trường. H́nh ảnh từ camera giám sát cũng không thể giúp cảnh sát nhận dạng tên cướp v́ độ nét rất thấp.
Một phụ nữ báo với cảnh sát rằng cô thấy một người đàn ông chạy ra ôtô ở góc phố gần ngân hàng vào thời điểm vụ cướp thứ hai xảy ra. Không biết về vụ cướp ngân hàng nhưng thấy hành vi người này đáng ngờ, người phụ nữ đă ghi lại biển số ôtô. Đó là biển số xe của bang Nevada.
Tra cứu thông tin liên quan tới biển số xe, nhóm điều tra phát hiện nó thuộc về một nam giới ở bang Wyoming. Khi trả lời cảnh sát, anh ta nói rằng vợ cũ của anh ta đang sử dụng xe. V́ người đàn ông này có chứng cứ ngoại phạm vào thời điểm hai vụ cướp xảy ra nên nhóm điều tra loại anh ta khỏi danh sách nghi phạm.
Nhóm điều tra gặp Carlita, người phụ nữ đang sử dụng ôtô, tại thành phố Albuquequer. Cô giải thích rằng rất nhiều người họ hàng thường xuyên mượn ôtô của cô và nhiều khi cô không thể nhớ những người đă mượn xe vào một ngày cụ thể. V́ Carlita có chứng cứ ngoại phạm nên cảnh sát cũng loại cô khỏi danh sách nghi phạm, song họ vẫn bí mật theo dơi chiếc xe liên quan.
Bước ngoặt bất ngờ
Vài tháng sau, hàng loạt vụ cướp ngân hàng táo tợn lại diễn ra ở Albuquequer trong thời gian rất ngắn. Hung thủ lặng lẽ bước tới quầy giao dịch, yêu cầu nhân viên giao tiền, rồi nhanh chóng chạy ra ngoài và biến mất. Cũng như mọi lần, hắn không để lại dấu vân tay, tóc, lông hay bất kỳ chứng cứ nào. Sau mỗi vụ cướp, dường như hung thủ càng trở nên hung dữ và khó đoán hơn. Trong một vụ cướp ngân hàng vào tháng 6/1999, cảnh sát đă có một bức ảnh rơ nét hơn về tên cướp nên họ công bố ảnh trên tivi, báo chí để nhờ công chúng nhận dạng hắn. Song mọi thông tin từ công chúng đều không giúp cảnh sát t́m ra tên cướp.
Tháng 9/1999, đột nhiên Carlita liên lạc với một đặc vụ của Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) và mời ông đến nhà. Người phụ nữ này nói kẻ đă gây ra 14 vụ cướp ngân hàng ở Albuquequer có thể là chồng cô, Byron Shane Chubbuck (sinh năm 1966). Byron là kẻ hành xử bạo lực, nghiện ma túy và có quan hệ với băng đảng xă hội đen. V́ hắn đe dọa nên Carlita không dám báo cảnh sát ngay từ đầu. Nhưng khi hắn ra khỏi thành phố, cô quyết định cung cấp thông tin cho nhà chức trách. Theo Carlita, dù vợ mang thai, Byron liên tục đánh và đe dọa cô.
Byron Shane Chubbuck, kẻ thực hiện ít nhất 13 vụ cướp ngân hàng ở thành phố Albuquequer, bang New Mexico, Mỹ. Ảnh: KRQE.
Khi 2 đặc vụ FBI đang nói chuyện, Byron đột ngột trở về nhà khiến Carlita hoảng hốt. Hai đặc vụ chỉ kịp nấp vào pḥng ngủ. Phát hiện hành vi bất thường của vợ, Byron đă nổ súng, buộc 2 đặc vụ phải bắn trả.
Không ai bị thương và Byron chạy ra khỏi căn hộ chung cư. Khi lực lượng tăng cường có mặt, họ phát hiện Byron ẩn náu trong một căn hộ khác nên kêu gọi hắn đầu hàng. Tên cướp cố gắng lẻn xuống tầng trệt rồi thoát ra ngoài qua cửa sổ, song cảnh sát đă phát hiện. Byron trúng đạn và bị thương.
Cơ quan công tố tin rằng Byron Shane Chubbuck gây nên 14 vụ cướp ngân hàng nhưng ṭa án chỉ có đủ bằng chứng để kết luận hắn gây nên 13 vụ. Thẩm phán tuyên bị cáo mức án tù 40 năm. Cảnh sát không thể thu hồi số tiền mà Byron đă cướp, bởi hắn dành phần lớn số tiền đó cho việc mua ma túy.