Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng dịch vụ OTT như Zalo, Telegram có thể được coi là dịch vụ viễn thông và cần quản lư theo luật Viễn thông.
Trong tờ tŕnh Chính phủ về dự thảo Luật Viễn thông (sửa đổi), Bộ Thông tin và Truyền thông đánh giá dịch vụ cung cấp tính năng tương tự dịch vụ viễn thông như gọi điện, nhắn tin cần được coi là dịch vụ viễn thông cơ bản trên Internet.
Dẫn ví dụ Zalo, Viber, Telegram, Bộ cho rằng các OTT này đang được sử dụng thay thế dịch vụ viễn thông, được gọi là OTT viễn thông. "Pháp luật hiện hành chưa có quy định quản lư, dẫn đến không bảo đảm quyền lợi của người sử dụng, an toàn, an ninh thông tin", tờ tŕnh có đoạn.
Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đề xuất quản lư b́nh đẳng giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Theo đó, với dịch vụ OTT viễn thông có thu cước, nhà cung cấp trong nước phải có giấy phép, c̣n nhà cung cấp xuyên biên giới phải thông qua thỏa thuận thương mại với một nhà cung cấp được cấp phép trong nước.
Trường hợp dịch vụ OTT viễn thông không thu cước, nhà cung cấp cần thông báo, đăng kư với Bộ Thông tin và Truyền thông. Riêng nhà cung cấp dịch vụ xuyên biên giới có quy mô lớn tại Việt Nam, ví dụ theo số người sử dụng, phải có thỏa thuận thương mại hoặc đặt văn pḥng đại diện ở Việt Nam nhằm giải quyết vấn đề liên quan đến quyền lợi người sử dụng và bảo đảm tuân thủ pháp luật.
Tuy nhiên, tại hội thảo lấy ư kiến về dự thảo Luật Viễn thông sáng 23/3, ông Vũ Tú Thành, đại diện Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC), cho rằng: "Thực tế, nhà cung cấp dịch vụ OTT không có liên hệ ǵ với nhà cung cấp dịch vụ viễn thông. Ví dụ yêu cầu Viber phải kư thỏa thuận với VNPT, không rơ thỏa thuận đó sẽ phải có nội dung ǵ".
Trong khi đó, cơ quan soạn thảo luật nhấn mạnh việc đưa dịch vụ OTT vào luật là nhằm bảo đảm quyền lợi của người sử dụng và an ninh thông tin.
|