Cổ phiếu Alibaba rớt mạnh sau khi tập đoàn của tỷ phú Masayoshi Son bán phần lớn cổ phần. Cách đây hơn 20 năm, ông đă rót 20 triệu USD vào Alibaba, khi ấy c̣n là startup non trẻ.
Khoản đầu tư vào Alibaba đă làm nên tên tuổi của tỷ phú Nhật Bản Masayoshi Son. Ảnh: Reuters.
CNBC đưa tin giá cổ phiếu của Alibaba giảm mạnh sau thông tin SoftBank đă bán phần lớn cổ phần tại đây.
SoftBank là tập đoàn của tỷ phú Nhật Bản Masayoshi Son, người được coi là Warren Buffett châu Á. Theo nguồn tin của Financial Times, tập đoàn này vừa bán 7,2 tỷ USD cổ phiếu trong gă khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc thông qua các hợp đồng kỳ hạn trả trước.
Sau thương vụ, SoftBank chỉ c̣n giữ khoảng 3,8% cổ phần tại Alibaba. Tính tới nay, giá trị vốn hóa thị trường của tập đoàn Trung Quốc là 250 tỷ USD.
Bán tháo 7,2 tỷ USD cổ phần
Chỉ khoảng 3 năm trước, SoftBank nắm giữ gần 25% cổ phần tại Alibaba, trị giá hơn 100 tỷ USD. Vào thời điểm đó, tập đoàn của tỷ phú Alibaba là khoản đầu tư lớn nhất của SoftBank.
Nhưng trong những năm qua, SoftBank và quỹ đầu tư Vision Fund đă lỗ nặng v́ cổ phiếu công nghệ trên toàn cầu sụt giảm. Vào tháng 2, Vision Fund công bố khoản lỗ trước thuế 660 tỷ yen (khoảng 5 tỷ USD), đánh dấu quư thua lỗ thứ 4 liên tiếp của đơn vị đầu tư này.
Thời điểm đó, ông Son cho biết SoftBank sẽ bật "chế độ pḥng thủ" và "thận trọng hơn".
Hồi năm 2000, ông Son đă đầu tư 20 triệu USD vào Alibaba, khi ấy c̣n là một doanh nghiệp thương mại điện tử mới toanh của Trung Quốc. Tập đoàn của doanh nhân Jack Ma sau đó trở thành một trong những công ty công nghệ lớn nhất thế giới, nâng giá trị của khoản đầu tư từ ông Son lên hàng chục tỷ USD.
Ông Son được biết tới với phong cách làm việc khá lập dị. Ông nổi tiếng nhờ những ván cược vào các công ty khởi nghiệp công nghệ với niềm hy vọng trở thành "Alibaba thứ hai". Dĩ nhiên, một số đă thất bại, chẳng hạn startup chia sẻ văn pḥng WeWork.
Đến năm 2020, ông Son rời khỏi hội đồng quản trị của Alibaba, ngay sau khi nhà sáng lập Jack Ma từ chức ở hội đồng quản trị của SoftBank.
Alibaba đang ra sao
Mới đây, Alibaba cho biết đang có kế hoạch tái cấu trúc toàn bộ công ty. Trọng tâm của quá tŕnh tái cấu trúc này là chia tách đế chế trị giá 220 tỷ USD thành 6 công ty phụ trách các mảng kinh doanh riêng biệt, bao gồm thương mại điện tử, truyền thông và đám mây...
Trong đó, mỗi đơn vị sẽ lên kế hoạch huy động vốn hoặc IPO (phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng) vào thời điểm thích hợp.
"Sự thay đổi này nhằm giải phóng giá trị của cổ đông và thúc đẩy khả năng cạnh tranh trên thị trường", Alibaba cho biết trong một tuyên bố. Các nhà đầu tư đă phản ứng tích cực với thông tin.
Ông Daniel Zhang, Giám đốc điều hành của tập đoàn, chuyển sang phụ trách đơn vị trí tuệ nhân tạo trên điện toán đám mây.
Trong khi đó, cựu Giám đốc bán lẻ quốc tế Jiang Fan sẽ dẫn dắt bộ phận kinh doanh kỹ thuật số, c̣n bà Trudy Dai - một giám đốc điều hành lâu năm - phụ trách đơn vị thương mại trực tuyến cốt lơi là Taobao Tmall.
Các đơn vị khác bao gồm giao đồ ăn, công ty hậu cần Cainiao, phương tiện kỹ thuật số và giải trí.
Theo các nhà phân tích của Bloomberg, mô h́nh quản lư mới có thể là tín hiệu cho thấy đế chế trăm tỷ USD này đang muốn thu hút các nhà đầu tư và thị trường đại chúng, sau khi cuộc trấn áp của Bắc Kinh đối với lĩnh vực Internet đă thổi bay 500 tỷ USD giá trị vốn hóa thị trường của tập đoàn.
Thông tin về việc chia tách Alibaba được đưa ra trong bối cảnh tỷ phú sáng lập tập đoàn xuất hiện tại Trung Quốc sau hơn một năm ở nước ngoài. Giới quan sát nhận định đây có thể là dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh đă nới lỏng gọng ḱm với lĩnh vực công nghệ của đất nước 1,4 tỷ dân.
VietBF@sưu tập