Nước uống chứa đường giúp cơ thể nhanh chóng tỉnh táo khi mệt mỏi. Tuy nhiên về lâu dài, những loại nước uống này 'tàn phá' cơ thể và gây ra nhiều bệnh.
Mỗi ngày uống 1 lon nước ngọt, bạn có thể tăng 7 kg trong ṿng 3 năm. Ảnh: Pexels.
Kết quả từ các nghiên cứu cho thấy, đồ uống có đường dung nạp vào cơ thể nhanh chóng và không mang lại cảm giác no giống như thức ăn đặc. Do đó, người tiêu dùng có xu hướng không giảm lượng thức ăn và tăng đồ uống có đường khi cảm thấy mệt.
Chính thói quen này đă khiến bạn dung nạp ngày càng nhiều lượng đường dư thừa.
"Lượng calo dư thừa này sẽ chuyển hóa thành chất béo, dự trữ trong các mô khác nhau. Đây chính là nguyên nhân gây ra các bệnh béo ph́ ở cơ thể chúng ta", bác sĩ chuyên khoa II Thái Văn Hùng, Phó khoa Nội tiết, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP.HCM), chia sẻ với Zing.
Cách cơ thể sử dụng đường
Glucose (đường) có mặt trong phần lớn đồ ăn thức uống hàng ngày. Trong quá tŕnh tiêu hóa, các enzyme sẽ phân tách glucose ra từ thực phẩm. Sau đó, các tế bào sẽ đốt cháy glucose tạo ra năng lượng để hoạt động.
Gan, tuyến tụy và một số hormone khác cũng góp phần điều tiết nồng độ glucose trong cơ thể.
Sau khi cơ thể đă sử dụng đủ nguồn năng lượng cần thiết, glucose c̣n lại sẽ được lưu trữ trong các nguồn phụ - gọi là glycogen ở gan và cơ bắp. Cơ thể chúng ta sẽ lưu trữ với số lượng đủ để cung cấp nhiên liệu cho các hoạt động trong khoảng một ngày.
Lư thuyết rối loạn hormone cho thấy chất béo băo ḥa không làm tăng đường huyết và insulin trong máu, dẫn tới béo ph́ và tiểu đường. Đường và tinh bột mới là thủ phạm.
Lư thuyết rối loạn hormone cho thấy chất béo băo ḥa không làm tăng đường huyết và insulin trong máu, dẫn tới béo ph́ và tiểu đường. Đường và tinh bột mới là thủ phạm.
Insulin, một hormone sẽ đóng vai tṛ “người vận chuyển” glucose từ máu vào các tế bào để lấy năng lượng và dự trữ.
Bác sĩ Hùng nhận định về bản chất glucose có vai tṛ cung cấp năng lượng cho tế bào phát triển. Glucose chuyển hóa thành nhiều vitamin, khoáng chất cần thiết khác cho cơ thể.
Ngoài ra, glucose c̣n kích thích sản sinh insulin giúp giảm cảm giác thèm ăn. Đồng thời cân bằng lượng hormone làm cho hệ thống tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh hơn.
Glucose thừa sẽ trở thành nguồn năng lượng dự trữ. Những người mắc bệnh tiểu đường có lượng glucose trong máu cao hơn b́nh thường. Nguyên nhân là tụy tạng tiết không đủ lượng insulin cần thiết hoặc các tế bào đề kháng với insulin nên việc sử dụng glucose ở các mô giảm gây ra tăng đường huyết.
Chỉ số đường huyết duy tŕ ở mức cao trong một thời gian dài có thể tác động xấu đến thận, mắt và các cơ quan khác của cơ thể.
Nên ăn bao nhiêu đường?
Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) khuyến cáo cần cắt giảm đáng kể lượng đường bổ sung giúp ngăn ngừa bệnh béo ph́ và bệnh tim.
Bên cạnh thức ăn nhanh như pizza, gà rán, khoai tây chiên, bánh kẹo, trái cây sấy khô, kem, nước ép trái cây… Đồ uống có đường (nước ngọt) là nguồn cung cấp thêm calo góp phần làm tăng cân và không mang lợi ích dinh dưỡng.
Các loại nước ngọt c̣n làm tăng nguy cơ gây bệnh tiểu đường type II, bệnh tim và các bệnh mạn tính khác.
Trên bao b́ sản phẩm các dạng nước ngọt, các nhà sản xuất có ghi lượng đường ở mức 10,5-13,5 g. Tuy nhiên, đây là lượng đường được tính trong 100 ml nước ngọt chứ không phải là trong toàn bộ chai.
Ví dụ: Lon nước ngọt có dung tích 330 ml, lượng đường trong 100 ml là 10,5 g. Vậy tổng lượng đường trong lon là 34,65 g.
Như vậy, mỗi ngày uống một lon nước ngọt nếu không tính lượng đường có từ trong thực phẩm khác như sữa, sũa chua, cá kho, thịt kho… cũng nhiều hơn lượng đường mà các nhà khoa học khuyến cáo cho trẻ em (≤ 25 gam/ ngày).
Chỉ cần uống một lon nước ngọt khoảng 250 ml và không cắt giảm lượng calo ở các thực phẩm khác, bạn có thể tăng gần 7 kg trong ṿng 3 năm.