Bạch tuộc là loài vật có mấy tim? Tất nhiên bạch tuộc là loài động vật không mấy xa lạ với chúng ta, nhưng bạch tuộc là loài vật có mấy tim không phải ai cũng biết.
Bạch tuộc sở hữu ngoại h́nh đặc trưng với cái đầu to đi cùng tám xúc tu. Những chiếc xúc tu to khỏe, uốn éo, chi chít cùng giác hút rùng rợn, dễ dàng túm chặt con mồi. Được mệnh danh là những con “quái vật biển” nên đa số những loại động vật khác không dám bén mảng đến gần bạch tuộc.
Bạch tuộc là loài động vật có nhiều tim.
Bạch tuộc có mấy trái tim?
Bạch tuộc là một trong những loài động vật không chỉ có một trái tim duy nhất như đại đa số các loài động vật khác, mà nó có đến ba trái tim. Trong đó, trái tim lớn nhất và mạnh mẽ nhất, được gọi là tim hệ thống, nằm ở giữa cơ thể của bạch tuộc đảm nhận nhiệm vụ bơm máu chứa oxy đi khắp cơ thể, nhưng không đến mang.
Điều thú vị nữa là trái tim lớn sẽ ngừng đập khi bạch tuộc bơi. Hai trái tim c̣n lại tương đối nhỏ và yếu hơn, được gọi là tim nhánh. Mỗi tim nhánh gắn vào một trong hai mang của bạch tuộc để bơm máu qua mang, v́ vậy chúng c̣n được gọi là tim mang.
Tại sao bạch tuộc cần tới ba trái tim?
Theo nhà sinh vật học Kirt Onthank tại Đại học Walla Walla (Mỹ) cho hay, động vật cũng cần đủ huyết áp để đưa máu đi khắp cơ thể một cách hiệu quả. Mang bạch tuộc hút oxy quan trọng từ nước, sau đó hai tim nhánh giúp bơm máu ít oxy qua mang.
Không giống với những loài động vật khác, bạch tuộc phải có ba trái tim mới có thể duy tŕ sự sống.
Tuy nhiên, máu đi qua mang trở nên giàu oxy và có áp suất thấp, điều này không tốt cho việc dẫn truyền máu tới các cơ quan trong cơ thể. Điều này bắt buộc bạch tuộc cần một trái tim khác sau mang hay c̣n gọi là tim hệ thống để tạo áp lực cho máu một lần nữa, từ đó giúp đẩy máu giàu oxy đi khắp cơ thể một cách hiệu quả.
Bạch tuộc có mấy bộ óc?
Chín bộ năo của bạch tuộc gồm 1 bộ năo chính, có vai tṛ phân tích và đưa ra các quyết định cho nó, c̣n lại là 8 năo phụ. Những năo phụ này nằm ở gốc mỗi cánh tay (xúc tu). Khi nhận được thông tin, nó sẽ được truyền đi tới các năo phụ và được xử lư chuyển về năo chính.
Phần đầu chứa bộ năo lớn với tỷ lệ năo và thân tương đương với các động vật thông minh khác. Hệ thống thần kinh phức tạp với khoảng 500 triệu nơron thần kinh, nhưng số nơron này không tập trung trong năo mà phân bố thành một mạng lưới hạch liên kết với ba phần chính. Phần năo trung tâm chỉ chứa khoảng 10% số lượng nơron. Hai thùy mắt lớn chứa khoảng 30%. 60% c̣n lại nằm ở các xúc tu.
Bạch tuộc có 1 năo chính và 8 năo phụ.
Bạch tuộc có bao nhiêu xúc tu? Bao nhiêu giác hút?
Bạch tuộc có tổng thể tám xúc tu. Từ trước đến nay mọi người thường nghĩ rằng bạch tuộc dùng bốn xúc tu để di chuyển (gọi tắt là chân) và bốn xúc tu c̣n lại để ăn cũng như cầm nắm (gọi tắt là tay).
Sau khi thu thập dữ liệu từ 2.000 cuộc theo dơi khác nhau, các chuyên gia hải dương thuộc 20 trung tâm nghiên cứu đời sống sinh vật biển khắp châu Âu đă phát hiện ra bạch tuộc chỉ di chuyển trên hai xúc tu và dùng sáu xúc tu c̣n lại để ăn.
Thêm một điều ḱ lạ nữa là chúng chỉ sử dụng hai chân để đẩy khi muốn bơi. Các xúc tu khác hoạt động như mái chèo, hỗ trợ bạch tuộc bơi. Trên tám xúc tu có tất cả 240 giác hút. Chúng nhờ vào những giác hút này để bám vào đáy biển và di chuyển. Trên xúc tu của bạch tuộc c̣n có cơ quan xúc giác và cơ quan vị giác, điều này giúp phán đoán xem “chiến lợi phẩm” thu về có thể ăn được hay không.
VietBF@ sưu tập