Cao thủ nào biết Hổ quyền trong kiếm hiệp Kim Dung, Trương Tam Phong cũng vị nể? Hổ quyền trong kiếm hiệp Kim Dung được miêu tả cực kỳ sinh động, trong đó có một cao thủ đă sáng chế môn công phu hổ trảo khiến ngay đến nhất đại tông sư như Trương Tam Phong cũng phải nhắc nhở đệ tử hạn chế sử dụng.
Là linh vật quan trọng trong “Ngũ h́nh quyền” của hệ thống vơ thuật Trung Quốc gồm Long, Hổ, Xà, Hạc, Báo, nhưng “Hổ quyền” lại xuất hiện một cách khiêm tốn trong các bộ tiểu thuyết vơ hiệp của cố nhà văn Kim Dung. Dù vậy, sức mạnh và uy lực của vơ hổ vẫn được hiện lên một cách rơ nét khi được tập luyện và công nhận bởi những đại cao thủ hàng đầu.
Viên Thừa Chí được truyền thụ “Phục Hổ chưởng pháp” của phái Hoa Sơn
Vơ hổ lần đầu được nhà văn Kim Dung nhắc đến trong Bích Huyết Kiếm khi Thôi Thu Sơn truyền thụ pho “Phục Hổ chưởng pháp” của phái Hoa Sơn cho Viên Thừa Chí. Bộ chưởng pháp tinh diệu này được miêu tả với tất cả 108 miếng đánh, mỗi miếng lại có 3 đường biến hóa "tương sinh tương khắc", cộng lại thành 324 đường. Những miếng vơ nổi tiếng được nhắc đến như Hàng Long Phục Hổ, Hoàng Hổ Đơn Tiên, hay Thâm Nhập Hổ Huyệt.
Trong Anh Hùng Xạ Điêu, uy lực vơ hổ được khắc họa khá chi tiết khi thiếu trang chủ của Quy Vân Trang là Lục Quán Anh thi triển bộ vơ công đắc ư La Hán Phục Hổ Quyền. Đây là môn công phu của phái Tiên Hà, một nhánh nhỏ của phái Thiếu Lâm ở Tung Sơn Hà Nam.
“Quán Anh xuống tấn ra thế múa bài quyền đắc ư nhất của ḿnh là La hán phục hổ quyền, quyền phong vù vù, cước ảnh chớp chớp, quả nhiên là danh gia đệ tử, vơ công có chỗ độc đáo riêng, đánh một lúc đột nhiên quát lớn một tiếng nghe như cọp gầm, lửa đuốc lung lay, bốn phía nổi gió.
Là nhân vật có vơ công trung b́nh nhưng La Hán Phục Hổ Quyền của Lục Quán Anh có uy lực đáng nể
Đám trang đinh hoảng sợ run rẩy đưa mắt nh́n nhau. Y đánh ra một quyền lại quát một tiếng. Oai phong lẫm lẫm, rơ ràng giống hệt một con cọp lớn. Đang tung người vọt tới vồ chụp, đột nhiên chưởng trái dựng lên, lại đúng là h́nh trạng tay Phật. Nguyên là quyền pháp này bao hàm cả h́nh trạng của mănh hổ và La hán, h́nh trạng mănh hổ vồ chụp. La hán đón đánh cùng hiện rơ trong một bộ quyền pháp.
Lại đánh thêm một lúc, tiếng gầm nhỏ đi, quyền pháp La hán càng lúc càng mau, sau cùng b́nh một quyền đánh luôn xuống đất, viên gạch vuông chỗ ấy lập tức vỡ nát. Lục Quán Anh dưới đất nhảy lên, tay trái đỡ trời, cước phải đá ra, chỉ đứng một chân, nghiễm nhiên giống hệt một pho tượng La hán không hề động đậy", Kim Dung viết.
"Vơ Đang Thất Hiệp" Du Liên Châu sáng tạo nên bộ Hổ Trảo Tuyệt Hộ Thủ vô cùng độc, hiểm
Tuy là con trai của Lục Thừa Phong, một trong những đệ tử rất giỏi của Đông Tà Hoàng Dược Sư nhưng cha Lục Quán Anh đă từ chối dạy vơ thuật của đảo Đào Hoa cho con trai do không được sự cho phép của sư phụ. V́ vậy, Quán Anh đă bái Khô Mộc Đại Sư, trụ ch́ chùa Văn Thê làm thầy. Từ đó mà học được môn công phu trên.
Uy lực là vậy, tuy nhiên xét về độ độc hiểm th́ Hổ Trảo Tuyệt Hộ Thủ mới được xem là đứng đầu khi đến một nhất đại tông sư như Trương Tam Phong cũng phải tỏ ra ái ngại.
Xuất hiện trong tác phẩm Ỷ Thiên Đồ Long Kư, Hổ Trảo Tuyệt Hộ Thủ là môn công phu do đệ tử thứ 2 của Trương Tam Phong thuộc “Vơ Đang Thất Hiệp” Du Liên Châu sáng chế từ Hổ Trảo Thủ của Vơ Đang.
Trương Tam Phong yêu cầu các đệ tử chỉ sử dụng môn vơ công này khi gặp lúc sinh tử
Tuy nhiên, mười hai chiêu Hổ Trảo Tuyệt Hộ Thủ này so với Vơ Đang Hổ Trảo Thủ lợi hại hơn nhiều. Chiêu nào cũng chộp vào ngang lưng khiến ai trúng chiêu này đều bị tổn âm dẫn đến tuyệt tự.
Sau khi chứng khiến Du Liên Châu biểu diễn Hổ Trảo Tuyệt Hộ Thủ, Trương Tam Phong đă khẳng định đây là một môn tuyệt học, tuy nhiên do quá nguy hiểm nên ông đă cấm các đệ tử sử dụng, trừ khi gặp lúc sinh tử.
“Liên Châu sáng tạo mười hai chiêu này, khổ tâm suy nghĩ, phải nói là một môn tuyệt học. Nếu chỉ v́ một lời của ta mà bỏ đi, thật cũng đáng tiếc. Mọi người hăy theo học Liên Châu nhưng chỉ khi nào sinh tử quan đầu mới được dùng chứ không được sử dụng bừa băi.
Ta thêm vào sau Hổ Trảo hai chữ Tuyệt Hộ để mọi người nhớ lấy là pho vơ công này khiến cho người ta đoạn tử tuyệt tôn, là sát thủ khiến người ta hủy diệt môn hộ", Trương Tam Phong nhận xét.
Ngoài ra, vơ hổ c̣n xuất hiện một cách gián tiếp trong tác phẩm Thiên Long Bát Bộ khi môn công phu “Ngọa Hổ Công” là một trong 72 tuyệt kỹ của Thiếu Lâm. Ngọa Hổ Công (hổ nằm) là công phu chuyên luyện đầu ngón tay và cả đầu ngón chân theo cách chống các ngón tay chân hít đất kèm vật nặng trên lưng để tăng độ khó.
Người biết được món vơ này không ai khác chính là Vô Danh Thần Tăng, hay c̣n được gọi là Tảo Địa Tăng, cao thủ duy nhất thuần thục cả 72 tuyệt kỹ Thiếu Lâm và được xem là cao thủ hàng đầu trong tất cả các bộ vơ hiệp của Kim Dung.
VietBF@ sưu tập