Nhà khoa học Robert Oppenheimer, thường được gọi là 'cha đẻ của bom nguyên tử,' gần như bị loại khỏi Dự án tuyệt mật Manhattan sau khi bị một sỹ quan t́nh báo tại Pḥng thí nghiệm Los Alamos nghi ngờ.
Nhà khoa học J. Robert Oppenheimer (trái) và Chuẩn tướng Leslie Groves kiểm tra thực địa sau vụ thử hạt nhân Trinity. (Nguồn: Pḥng Thí nghiệm Quốc gia Los Alamos)
Mọi chuyện bắt đầu vào năm 1939, khi một số nhà khoa học lỗi lạc, trong đó có Albert Einstein, bày tỏ lo ngại rằng Đức Quốc xă có thể đang phát triển vũ khí nguyên tử.
Do đó, chính phủ Mỹ đă tiến hành một dự án tuyệt mật để phát triển vũ khí nguyên tử của riêng họ. Nghiên cứu ban đầu được tiến hành tại Đại học Columbia ở Thành phố New York với tên gọi “Dự án Manhattan.”
Để đảm bảo bí mật tối đa, Dự án Manhattan được tiến hành tại các địa điểm xa xôi trên khắp nước Mỹ.
Hơn 130.000 người đă tham gia vào nghiên cứu và phát triển, tại ba địa điểm chính: Oak Ridge, Tennessee - nơi tập trung làm giàu uranium; Hanford, Washington - nơi xây dựng các cơ sở sản xuất plutonium; và Los Alamos, New Mexico - nơi diễn ra phần lớn nghiên cứu và chế tạo bom nguyên tử.
Chỉ một số ít người được chọn biết toàn bộ phạm vi và mục đích công việc này - ch́a khóa để đảm bảo bí mật tuyệt đối cho dự án.
Một trong những người nắm được bí mật này là nhà vật lư lư thuyết J. Robert Oppenheimer, Giám đốc Pḥng Thí nghiệm Los Alamos. Nhưng mọi thứ không đơn giản như vậy, bởi chính Oppenheimer cũng nằm trong diện bị nghi ngờ.
Bị nghi ngờ
Khi Oppenheimer đến New Mexico vào tháng 4/1943 để phụ trách pḥng thí nghiệm mới của chính phủ tại Los Alamos, ông trở thành nhân vật quan trọng đối với Dự án Manhattan.
Nhưng Oppenheimer vẫn chưa vượt qua được ṿng kiểm tra an ninh khi bị FBI và G-2 (Cơ quan T́nh báo Quân đội Mỹ) nghi ngờ có liên quan đến một đường dây gián điệp của Liên Xô.
Một sỹ quan G-2 tại Los Alamos đă cáo buộc Oppenheimer "đóng vai tṛ quan trọng trong nỗ lực của Liên Xô thông qua hoạt động gián điệp để thu thập các thông tin tuyệt mật, vô cùng quan trọng đối với an ninh của Mỹ."
Các nhà khoa học Mỹ kiểm tra thực địa sau vụ thử hạt nhân Trinity. (Nguồn: Cobris)
Các cáo buộc bắt nguồn từ việc một số người thân cận với Oppenheimer đă từng là thành viên của Đảng Cộng sản Liên Xô.
Oppenheimer phủ nhận việc tham gia đảng này, nhưng trong khi giảng dạy tại Đại học California, ông đă có tiếp xúc với những người cộng sản hoặc những người có cảm t́nh với cộng sản, bao gồm các thành viên của Lữ đoàn Abraham Lincoln, những người đă bất chấp Đạo luật Trung lập của Mỹ khi tham gia chiến đấu ở Tây Ban Nha chống lại Francisco Franco, nhà độc tài được Hitler và Mussolini hậu thuẫn.
Oppenheimer có cùng ḷng căm thù chủ nghĩa phátxít với những người này và đă giúp các nhà khoa học Do Thái ở Đức chạy trốn khỏi chế độ Đức Quốc xă.
Bước tiến
Công việc của Oppenheimer đă được cứu vớt bởi một sỹ quan mà an ninh là mối quan tâm hàng đầu - Chuẩn tướng Leslie Groves, Giám đốc Dự án Manhattan.
Ông tin rằng Oppenheimer là người có đủ khả năng duy nhất để vượt qua những thách thức trong việc chế tạo bom nguyên tử bằng cách lănh đạo các nhà khoa học lỗi lạc khác, những người mà cái tôi của họ rất dễ bị tổn thương.
Một trong những nhà khoa học có tính khí thất thường đó, Edward Teller, đă giải thích lư do tại sao Oppenheimer lại rất phù hợp với công việc này: “Ông ấy biết cách tổ chức, dỗ dành, xoa dịu cảm xúc, lănh đạo một cách cương quyết, nhưng lại không tỏ vẻ như vậy… Thành công đáng kinh ngạc của Los Alamos đạt được nhờ vào tài lănh đạo xuất sắc, nhiệt t́nh và lôi cuốn của Oppenheimer.”
Groves tin tưởng vào phán đoán của sỹ quan an ninh tại Los Alamos, Đại úy John Lansdale, người đă kết luận Oppenheimer không phải là một người "trung thành với Liên Xô hơn với Mỹ."
Tuyệt mật
Được Groves tin tưởng, Oppenheimer bắt tay vào công việc, đảm nhận nhiệm vụ quan trọng là t́m cách giải phóng năng lượng nguyên tử.
Dự án phức tạp đến mức Mỹ chưa thể sở hữu vũ khí hạt nhân để sử dụng, trước khi Đức bị đánh bại vào tháng 5/1945.
Nhưng các nhà khoa học của Oppenheimer tại Los Alamos đă nhận đủ nhiên liệu từ Oak Ridge và Hanford để sản xuất 2 loại bom, gồm một loại sử dụng uranium-235 và loại kia sử dụng plutonium-239.
Đám mây h́nh nấm khổng lồ xuất hiện sau vụ nổ hạt nhân Trinity. (Nguồn: Pḥng Thí nghiệm Quốc gia Los Alamos)
Những quả bom này đă được thử nghiệm bí mật vào tháng 7/1945 tại một băi thử được chỉ định là Địa điểm Trinity, ở sa mạc New Mexico xa xôi: Một quả cầu lửa bắn lên bầu trời, được bao quanh bởi một đám mây h́nh nấm khổng lồ.
Thời đại hạt nhân đă bắt đầu nhưng vẫn c̣n trong ṿng bí mật.
Mặc dù hàng trăm nhà khoa học và nhóm hỗ trợ đă tập trung tại sa mạc New Mexico hầu như chỉ trong một đêm và vụ nổ làm rung chuyển các ṭa nhà ở tận El Paso, Texas, Bộ Chiến tranh Mỹ đă không để lộ bất cứ thông tin nào.
Cảnh sát tiểu bang báo cáo rằng đó là một vụ nổ ngẫu nhiên tại một doanh trại Quân đội.
Một người đàn ông đang đi qua New Mexico bằng tàu hỏa th́ nh́n thấy bầu trời sáng lên. Anh ta thông báo với một tờ báo ở Chicago, nói rằng anh ta nghĩ ḿnh đă nh́n thấy một thiên thạch khổng lồ, và phóng viên đă viết một bài báo ngắn về thông tin này.
Ngày hôm sau, nhân viên FBI đến văn pḥng của nhà xuất bản và yêu cầu phóng viên này quên câu chuyện đi, và nó không bao giờ xuất hiện trên mặt báo.
Kết thúc một bí mật
Tổng thống Harry S. Truman đang chuẩn bị gặp nhà lănh đạo Liên Xô Joseph Stalin và Thủ tướng Anh Winston Churchill vào tháng 7/1945 tại Potsdam để thảo luận về ḥa b́nh thời hậu chiến khi ông biết tin cuộc thử nghiệm đă diễn ra thành công.
Sau đó, Truman thông báo cho nhà lănh đạo Liên Xô về bí mật lớn này. Trên thực tế, Stalin đă biết về loại bom này và Liên Xô cũng đang triển khai chương tŕnh vũ khí hạt nhân tương tự, được hỗ trợ bởi những báo cáo từ các điệp viên của Liên Xô tại Los Alamos, những người cho đến lúc đó vẫn chưa bị phát hiện.
Kết cục của cuộc chiến đă định sẵn khi Tuyên bố Potsdam được đưa ra vào ngày 26/7/1945, kêu gọi Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện hoặc đối mặt với “sự hủy diệt ngay lập tức và hoàn toàn.”
Quả bom hạt nhân mang tên Little Boy (Cậu bé) mà Mỹ thả xuống Hiroshima, Nhật Bản vào tháng 8/1945. (Nguồn: Wikimedia)
Không muốn nhượng bộ trừ khi Nhật hoàng Hirohito được phép tiếp tục nắm quyền - điều kiện mà Tổng thống Truman đă từ chối - Nhật Bản bác bỏ yêu sách trên.
Nhưng hai vụ nổ nguyên tử cuối cùng đă buộc Nhật hoàng Hirohito phải đầu hàng. Trong đó, vụ nổ đầu tiên được tiến hành vào ngày 6/8/1945. Quả bom hạt nhân sử dụng uranium đă tàn phá thành phố Hiroshima.
Vụ nổ thứ hai diễn ra ba ngày sau và quả bom hạt nhân sử dụng plutonium đă phá hủy Nagasaki.
Hơn 150.000 người đă thiệt mạng trong hai vụ ném bom nguyên tử này, cùng hàng ngh́n người khác bị nhiễm bụi phóng xạ và chết sau đó.
Thế giới cuối cùng đă biết về vũ khí nguyên tử, và không c̣n đường lùi kể từ đó./.