Ông Masabumi Hosono bị dư luận Nhật chỉ trích là phớt lờ nguyên tắc ưu tiên phụ nữ, trẻ em và không chịu "chết trong danh dự" trong thảm họa tàu Titanic.
Vào đêm lạnh giá ngày 14/4/1912, chuyến đi đầu tiên của tàu Titanic trở thành thảm họa khi con tàu đâm phải tảng băng trôi, khiến hơn 1.500 người thiệt mạng. Masabumi Hosono là một trong khoảng 700 người sống sót.
Trước khi lên chuyến tàu định mệnh với tấm vé hạng hai, Hosono, 42 tuổi, đang làm việc tại Nga với tư cách phó ủy viên hội đồng Cục Đường sắt của Bộ Giao thông Nhật Bản. Ông được cho là du khách Nhật duy nhất lên tàu Titanic, khởi hành từ Southampton, Anh.
Masabumi Hosono, người đàn ông Nhật Bản sống sót trong thảm kịch ch́m tàu Titanic năm 1912. Ảnh: SCMP
Hosono đă viết lại trải nghiệm kinh hoàng trong những lá thư gửi vợ vài ngày sau vụ ch́m tàu Titanic. Nội dung được gia đ́nh Hosono chia sẻ công khai vào năm 1997. Theo đó, vào đêm 14/4/1912, ông đang ngủ th́ bị đánh thức bởi tiếng gơ cửa cabin. Ông ban đầu bị chặn lên boong tàu, nơi các thuyền cứu sinh được hạ thủy, v́ một thủy thủ đoàn cho rằng ông là hành khách hạng ba.
Sau khi lên được boong tàu, Hosono hoảng hốt khi chứng kiến pháo sáng khẩn cấp đang được bắn. "Pháo liên tục được bắn lên không trung. Anh không thể nào xua đi cảm giác sợ hăi và bị bỏ rơi", ông mô tả.
Khi số lượng thuyền cứu sinh giảm đi nhanh chóng, "anh đă cố gắng b́nh tĩnh chuẩn bị cho giây phút cuối cùng. Nhưng anh vẫn t́m kiếm và chờ đợi bất kỳ cơ hội nào để sống sót", Hosono kể.
Cơ hội đó xuất hiện khi một thủy thủ đang tiếp nhận hành khách lên thuyền cứu sinh nói rằng c̣n hai chỗ trống. Một người đàn ông đă chớp lấy cơ hội và lập tức lao về phía trước. Hosono ban đầu do dự.
"Anh đă ch́m trong tuyệt vọng khi nghĩ đến việc không thể gặp lại em và các con, v́ anh không c̣n cách nào khác ngoài việc chịu chung số phận với con tàu Titanic", Hosono viết trong bức thư gửi vợ. "Nhưng người đàn ông lên thuyền đă thôi thúc anh nắm lấy cơ hội cuối cùng này".
Hosono lên thuyền cứu sinh và sau đó trở về Nhật. Không giống như nữ tiếp viên Violet Jessop hay nhà hoạt động xă hội kiêm nhà từ thiện người Mỹ Margaret Brown, những người sống sót sau vụ ch́m tàu được chào đón nồng ấm, Hosono đă bị chính quê hương ḿnh lạnh nhạt.
Ông vấp phải chỉ trích gay gắt từ báo chí Nhật Bản, vốn lên án những người đàn ông sống hèn nhát và ca ngợi ḷng dũng cảm của những hành khách đă bỏ mạng trên tàu.
Theo tạp chí Metropolis Japan, Hosono bị ghét bỏ v́ đă không tuân thủ nguyên tắc ưu tiên phụ nữ và trẻ em cũng như không dám chấp nhận cái chết trong danh dự như tinh thần vơ sĩ đạo. V́ thế, ông phải chịu cái mà người Nhật gọi là "mura hachibu", tức "tẩy chay xă hội".
Hosono mất việc vào năm 1914. Mặc dù được thuê lại làm việc bán thời gian nhưng những ánh mắt kỳ thị vẫn theo ông đến hết cuộc đời. Hosono sống ẩn dật trong tủi hổ cho đến khi qua đời vào năm 1939 v́ bệnh. Ngay cả khi Hosono không c̣n, gia đ́nh ông vẫn tránh đề cập đến tàu Titanic.
Nỗi căm ghét Hosono kéo dài đến tận những năm 1990 và càng gia tăng bởi dư luận tiêu cực từ giới truyền thông Nhật Bản sau bộ phim Titanic của đạo diễn James Cameron.
Năm 1997, những chia sẻ của Hosono được gia đ́nh ông công khai. Sau khi nghiên cứu tài liệu, AP đánh giá một trong những nguyên nhân khiến Hosono bị căm ghét nhiều đến vậy là ông đă bị nhầm lẫn với một người đàn ông châu Á trên thuyền cứu sinh số 13. Nhiều nhân chứng mô tả người đàn ông này có những hành động "đê tiện" khi cố gắng sống sót. Trong khi đó, Hosono đă giúp chèo thuyền cứu sinh số 10 ra xa con tàu đang ch́m, cứu mạng nhiều hành khách đi cùng.
Matt Taylor, nhà nghiên cứu người Mỹ kiêm học giả về tàu Titanic, cho hay phát hiện này đă "khôi phục danh dự và phẩm hạnh" cho Hosono.
Lời kể của Hosono là một trong những bản ghi chép chi tiết nhất về điều đă xảy ra trên con tàu xấu số. "Tôi đă đọc hàng trăm lời kể của những người sống sót và không có ǵ khiến tôi ấn tượng bằng lời kể của ông Hosono", Michael Findlay, người sáng lập Hiệp hội Quốc tế Titanic, tổ chức phi chính phủ ở Mỹ, nói năm 1997.