Khô miệng xảy ra ở phụ nữ nhiều hơn ở nam giới. Nếu tình trạng này kéo dài thường xuyên bạn nên theo dơi và tới bác sĩ v́ rất có thể đã mắc một số bệnh lý.
Bác sĩ Huang Xuan, chuyên gia về y học chăm sóc đặc biệt đă chỉ ra rằng khô miệng thường xuyên chủ yếu do uống không đủ nước, chế độ ăn nhiều chất béo, nhiệt độ cao vào mùa hè hoặc đổ mồ hôi quá nhiều khi tập thể dục. Tuy nhiên, nếu t́nh trạng khô miệng thường xuyên xảy ra nên cẩn thận bởi đó là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý.
Các bệnh tự miễn dịch
Hội chứng Sjögren là một bệnh viêm tự miễn hệ thống mạn tính, không rơ nguyên nhân. Bệnh được đặc trưng bởi triệu chứng khô miệng, mắt, và các màng nhầy khác (hội chứng sicca) do thâm nhiễm lympho của tuyến ngoại tiết và rối loạn chức năng tuyến. Hội chứng Sjögren có thể ảnh hưởng đến các tuyến ngoại tiết khác hoặc các cơ quan khác.
Chẩn đoán dựa trên các tiêu chuẩn đặc hiệu liên quan đến mắt, miệng, và tuyến nước bọt, tự kháng thể, và (đôi khi) mô bệnh học. Điều trị thường là điều trị triệu chứng, nhưng tổn thương cơ quan nội tạng được điều trị bằng corticosteroid và thuốc ức chế miễn dịch.
Bệnh tiểu đường gây khô miệng
Một nghiên cứu được công bố trên "Tạp chí Y học Nha khoa" đă chỉ ra rằng tỷ lệ khô miệng ở bệnh nhân tiểu đường cao hơn, nguyên nhân có thể liên quan đến "tổn thương thần kinh" do lượng đường trong máu cao kéo dài có thể làm chậm quá tŕnh sản xuất nước bọt. Khô miệng sau đó có thể dẫn đến một số t́nh trạng khác, như viêm nướu và tưa miệng.
Bệnh thận măn tính
Những người mắc bệnh thận măn tính có thể phải đối mặt với t́nh trạng khô miệng thường xuyên. Theo Tạp chí Thận học lâm sàng, tỷ lệ khô miệng cao hơn ở bệnh nhân mắc bệnh thận măn tính có thể liên quan đến các t́nh trạng như suy giảm chức năng thận, tích tụ các chất chuyển hóa và điều trị bằng thuốc.
Ngưng thở khi ngủ gây khô miệng
Ngưng thở khi ngủ là một bệnh về đường hô hấp, có thể khiến người bệnh bị ngưng thở nhiều đợt trong khi ngủ, dẫn đến không thể thở đầy đủ, thiếu oxy và khô miệng. Ngoài ra, chứng ngưng thở khi ngủ c̣n có thể khiến miệng và cổ họng bị khô, khiến người bệnh dễ cảm thấy khát nước hơn.
Theo tài liệu đăng trong "Đánh giá thuốc ngủ", tỷ lệ khô miệng ở bệnh nhân ngưng thở khi ngủ là khoảng 40% đến 50%; việc điều trị chứng ngưng thở khi ngủ có thể giúp cải thiện các triệu chứng khô miệng.
Một nghiên cứu tin rằng việc sử dụng "áp lực đường thở dương liên tục" (CPAP) để điều trị chứng ngưng thở khi ngủ có thể làm giảm khô miệng một cách hiệu quả.
5 cách giảm tần suất khô miệng, khô lưỡi
Nếu t́nh trạng khô miệng thường xuyên xảy ra trong cuộc sống hàng ngày và kéo dài hoặc trầm trọng hơn th́ có thể áp dụng những biện pháp nào để cải thiện t́nh trạng này?
Uống ít đồ uống chứa caffein
Nhiều người có thói quen uống cà phê hoặc trà thay nước lọc khi thức dậy vào buổi sáng với t́nh trạng khô miệng. Các tài liệu được công bố trên tạp chí y khoa đă chỉ ra rằng caffein trong cà phê và trà có thể khiến niêm mạc miệng và cổ họng bị khô, gây ra cảm giác khô miệng và lưỡi.
Nên giảm uống cà phê, trà vào buổi sáng và uống nhiều nước lọc để cải thiện hiệu quả t́nh trạng khô miệng.
Bỏ thuốc lá
Bài báo đăng trên "Tạp chí Y học Hô hấp Lâm sàng" chỉ ra rằng hút thuốc vào ban ngày có thể kích thích tiết nước bọt quá mức và giảm tiết nước bọt quá mức vào ban đêm.
Ngoài ra, hít phải khói thuốc nhiều lần có thể khiến niêm mạc miệng và cổ họng trở nên khô hơn và mỏng hơn. Do đó, khi những người hút thuốc thức dậy vào buổi sáng, họ hầu như luôn ở trong t́nh trạng cực kỳ khô miệng. Người hút thuốc nên bỏ thuốc càng sớm càng tốt là một trong những cách cải thiện t́nh trạng khô miệng hiệu quả.
Tác dụng phụ của thuốc
Nhiều loại thuốc có thể gây cảm giác khô miệng, bao gồm thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng histamine và thuốc lợi tiểu. Nghiên cứu trên Tạp chí Dược trị liệu cho thấy những loại thuốc này có thể ảnh hưởng đến việc giảm sản xuất nước bọt, dẫn đến khô miệng và cổ họng.
Nếu thuốc là nguyên nhân gây khô miệng, bệnh nhân nên thảo luận với bác sĩ xem có thể đổi loại thuốc khác hay không.
Bù nước
Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây khô miệng. Tăng cường uống nước là cách đơn giản và hiệu quả nhất để cải thiện t́nh trạng khô miệng, nên uống đủ nước mỗi ngày, tránh uống nhiều rượu bia, cà phê, trà và các loại đồ uống lợi tiểu khác.
Nếu bạn nghĩ rằng nước không màu và không vị, bạn cũng có thể thêm các lát trái cây hoặc bơm bọt khí để tạo ra nước có ga để tăng hương vị và mùi vị.
Tránh ở trong môi trường khô ráo
Nếu môi trường ngủ quá khô có thể làm tăng cảm giác khô miệng. Nghiên cứu của "Tạp chí Nha khoa" cho thấy độ ẩm trong không khí có ảnh hưởng quan trọng đến niêm mạc miệng và cổ họng, môi trường quá khô có thể dẫn đến khô miệng. Lúc này, bạn có thể sử dụng máy tạo độ ẩm để cải thiện độ ẩm cho môi trường ngủ và giảm cảm giác khô miệng.
|