Khi khai quật lăng mộ của Tần Thủy Hoàng tại Tây An, Thiểm Tây, Trung Quốc, các chuyên gia bất ngờ và ṭ ṃ khi t́m thấy một pho tượng chiến binh có mặt xanh. Tuy nhiên, gương mặt đổi sang màu nâu sau 5 phút phát hiện.
Vào năm 1974, lăng mộ của Tần Thủy Hoàng được phát hiện tại chân núi phía bắc của Ly Sơn, cách Tây An, thủ phủ của tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc 35 km về phía đông bắc. Theo Sử Kư, lăng mộ của vị hoàng đế nổi tiếng lịch sử này do khoảng 700.000 người xây dựng trong suốt 38 năm.
Ngay sau khi phát hiện, các chuyên gia, nhà khảo cổ Trung Quốc đă tiến hành khảo sát, đo đạc. Nhờ đó, họ xác định được lăng mộ ngầm của Tần Thủy Hoàng dài 260m từ Đông qua Tây và rộng 160m từ Bắc sang Nam. Với tổng diện tích là 41.600 m2, đây là lăng mộ hoàng gia lớn nhất Trung Quốc.
Trong các cuộc khai quật lăng mộ của Tần Thủy Hoàng, giới chuyên gia đă có nhiều khám phá quan trọng. Trong số này, nổi tiếng là việc t́m thấy đội quân đất nung gồm hàng ngàn pho tượng binh sĩ có kích thước tương đương người thật.
Thêm nữa, mỗi pho tượng chiến binh đất nung đều là duy nhất. Nguyên do là bởi các bức tượng đều có vóc dáng, kiểu tóc, cử chỉ, biểu cảm gương mặt... không giống nhau.
Trong số hàng ngàn bức tượng đất nung t́m thấy tại nơi an nghỉ ngàn thu của Vua Tần, các chuyên gia chú ư đến một pho tượng có màu sắc khác biệt hoàn toàn. Bức tượng chiến binh đó có màu xanh trong khi những pho tượng c̣n lại có màu nâu.
Do có sự khác biệt như vậy nên giới nghiên cứu ưu ái gọi bức tượng là chiến binh mặt xanh. Tuy nhiên, chỉ khoảng 5 phút sau khi phát hiện, tượng chiến binh mặt xanh đột ngột đổi sang màu nâu.
May mắn là các chuyên gia kịp thời chụp một bức ảnh trước khi bức tượng đổi màu. Sự việc này khiến giới chuyên gia ṭ ṃ v́ sao lại như vậy nên đă thực hiện các nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ bí ẩn.
Theo các chuyên gia, sau hàng ngàn năm "ngủ vùi" trong mộ cổ, bức tượng chiến binh mặt xanh gần như giữ nguyên màu sắc như lúc ban đầu. Tuy nhiên, sau khi các chuyên gia mở mộ, không khí lọt vào bên trong khiến bức tượng chiến binh mặt xanh bị oxy hóa nên đổi sang màu nâu.
Một số nhà nghiên cứu suy đoán người xưa có thể đă tạo ra tượng chiến binh mặt xanh nhằm hù dọa kẻ thù. Trong lịch sử phong kiến Trung Quốc, binh sĩ từng dùng nhiều màu sơn bôi mặt khi ra chiến trường nhằm khiến kẻ thù khiếp sợ, mất tinh thần chiến đấu. Do vậy, pho tượng chiến binh mặt xanh được tạo ra để mô phỏng việc này.
Giả thuyết khác cho rằng, tượng chiến binh mặt xanh là cách thể hiện màu da của một số binh sĩ có thật trong lịch sử nhà Tần. Do đây chỉ là giả thuyết nên giới nghiên cứu vẫn nỗ lực t́m kiếm lời giải v́ sao một pho tượng chiến binh đất nung lại có màu xanh đặc biệt như vậy.