BẮC KINH, TQ
Giới nhà giàu TQ liên tục chuyển hàng trăm tỷ USD ra khỏi đại lục trong năm nay, tận dụng né tránh các biện pháp pḥng ngừa Covid gần như phong tỏa hoàn toàn biên giới của giới cầm quyền Bắc Kinh trong gần ba năm qua.
Họ đang dùng tiền tiết kiệm để mua chung cư, cổ phiếu và hợp đồng bảo hiểm ở ngoại quốc. Nhờ vậy, họ có thể bay trở lại Tokyo, Luân Đôn và New York, và các du khách TQ cũng lùng t́m mua chung cư ở Nhật Bản và đổ tiền vào các trương mục ở Hoa Kỳ hoặc Âu Châu do mức trả lăi suất cao hơn ở TQ, theo tờ New York Times phân tích.
Sự dịch chuyển số tiền lớn lao ra ngoại quốc một phần cho thấy nỗi bất an của người dân ở đại lục về nhịp độ phục hồi kinh tế chậm chạp sau đại dịch cũng như những vấn đề sâu xa hơn, như mức sụt giảm đáng báo động của thị trường địa ốc, phần tài sản chính của các gia đ́nh. Đối với một số người, đó cũng là các phản ứng trước những sự lo ngại về hướng đi của nền kinh tế dưới quyền chỉ đạo của ông Tập Cận B́nh, người đă liên tục trấn áp giới tài phiệt kinh doanh và củng cố bàn tay sắt của ĐCSTQ trên nhiều khía cạnh ở xă hội.
Trong một số trường hợp, người TQ đang t́m cách xoay sở để vượt qua sự kiểm soát chặt chẽ của chính phủ Bắc Kinh trong việc chuyển lén lút tiền ra ngoại quốc. Họ mua những thỏi vàng đủ nhỏ để ém nhẹm một cách kín đáo trong hành lư xách tay cũng như loại tiền ngoại tệ có giá trị lớn.
Ngành địa ốc nhà cửa cũng là một lựa chọn. Người TQ đă nổi lên như những tay mua chủ lực các căn chung cư ở Tokyo có giá từ 3 triệu USD trở lên và họ thường trả tiền mặt bằng cả vali, Zhao Jie, tổng giám đốc Shenjumiaosuan, một dịch vụ niêm yết địa ốc trực tuyến ở Tokyo cho biết. "Đếm loại tiền mặt này thực sự rất là cực nhọc".
Ông cho biết, trước khi xảy ra đại dịch, khách hàng TQ thường đầu tư mua chung cư dạng studio ở Tokyo với giá từ 330,000 USD trở lại, rồi sau đó cho thuê. Bây giờ họ đang mua chung cư lớn hơn nhiều và xin hưởng diện thị thực đầu tư để cho phép cả gia đ́nh qua Nhật Bản để sinh sống.
Nh́n chung, ước tính có khoảng 50 tỷ USD mỗi tháng được tuồn ra khỏi TQ trong năm nay, chủ yếu là từ các gia đ́nh tài phiệt và các công ty tư nhân.
Các chuyên gia cho biết tốc độ ḍng tiền rời khỏi TQ có lẽ sẽ không gây ra rủi ro lớn nào cho nền kinh tế 17 ngàn tỷ USD của TQ, phần lớn là do việc xuất cảng của nhiều mặt hàng sản xuất chính của đất nước đang tăng trưởng mạnh, đem lại ḍng tiền ổn định.
Bước tiến lớn hơn từ các gia đ́nh gửi tiền tiết kiệm của họ đi nơi khác có thể là nguyên nhân đáng báo động. Ḍng tiền chảy ra quy mô lớn gây ra các cuộc khủng hoảng tài chánh trong những thập niên gần đây ở các nước Nam Mỹ, Đông Nam Á và thậm chí cả TQ vào cuối 2015 và đầu 2016.
Cho đến nay, Bắc Kinh đang cho thấy họ tin rằng t́nh h́nh vẫn c̣n nằm trong ṿng kiểm soát. Ḍng tiền chảy ra khỏi TQ đă làm suy yếu đồng nhân dân tệ so với đồng USD và các loại tiền tệ khác. Và sự yếu kém đó của đồng nhân dân tệ giúp duy tŕ hoạt động xuất cảng của TQ, hỗ trợ hàng chục triệu việc làm cho dân đại lục.
Giới hoạch định chính sách ở đây vẫn đang dựa vào một số giới hạn rút tiền ra khỏi đất nước mà họ áp đặt để ngăn chặn khủng hoảng tiền tệ tương tự đă xảy ra 8 năm trước đây. Các sự hạn chế khác được áp đặt lúc bấy giờ, chẳng hạn như giám sát chặt chẻ việc xuất nhập cảng để phát giác các âm mưu chuyển tiền quốc tế trá h́nh, tuy đă hết hiệu lực và chưa được áp dụng lại trong năm nay ngay cả khi ḍng tiền lại tiếp tục bị tuôn trái phép ra ngoài.
Ḍng tiền ồ ạt ra khỏi TQ gần tương đương với số tiền mang về từ mức thặng dư thương mại lớn của đại lục. Trước sự ngạc nhiên của nhiều quốc gia khác, đặc biệt là ở Âu Châu, TQ đang cho xuất cảng ngày càng nhiều tấm pin mặt trời, xe hơi điện và các mặt hàng khác ngay cả khi họ t́m cách thay thế hàng nhập cảng bằng hàng được chế tạo trong nội địa.
Đồng nhân dân tệ bị mất giá trị vào đầu năm nay c̣n xuống mức thấp nhất trong 16 năm qua. Nhân dân tệ dao động quanh mức 7.3 ăn một USD trong suốt hai tháng qua, trước khi có tăng nhẹ vào hôm tuần trước.
Ḍng tiền tuôn ra khỏi đại lục ồ ạt xảy ra cách đây 8 năm là do thị trường chứng khoán thế giới bị sụp đổ và một nỗ lực thất bại nhằm phá giá đồng tiền một cách có kiểm soát. Ngân hàng trung ương TQ phải bỏ ra đến 100 tỷ USD tiền dự trữ ngoại hối mỗi tháng để tương trợ cho đồng nhân dân tệ.
Ngược lại, TQ dường như phải chi ra khoảng 15 tỷ USD mỗi tháng từ giữa mùa Hè để giúp ổn định đồng tiền, theo số liệu từ ngân hàng trung ương. "Không có ǵ cho thấy mọi thứ bị hỗn loạn cả", Brad Setser, chuyên gia tài chính quốc tế tại Viện nghiên cứu Bang giao Quốc tế (Council on Foreign Relations) cho biết. "Quy mô về áp lực vẫn nhỏ hơn nhiều so với năm 2015 hoặc 2016".
Bắc Kinh cũng cấm hầu hết các khoản đầu tư ngoại quốc vào các khách sạn, ṭa tháp văn pḥng và các tài sản khác có ít giá trị về địa lư chính trị. Kiến trúc sư của các biện pháp hạn chế đầu tư ngoại quốc tại TQ, Pan Gongsheng, được thăng chức làm Thống đốc ngân hàng trung ương, Ngân Hàng Nhân Dân TQ.
|