1/28
Báo Thanh niên ngày 26 tháng 1 năm 2024 loan tin, Bộ Công thương Cộng sản cho biết, kết quả kinh doanh của Tập đoàn Điện lực Việt Nam trong năm 2022 và 2023 là lỗ gần 38,000 tỷ đồng, chưa bao gồm khoản tiền chênh lệch tỷ giá. Điều này khiến tình hình tài chính của Tập đoàn Điện lực vẫn rất khó khăn. Vì vậy, Bộ Công thương bày tỏ muốn được tăng giá điện trong năm 2024. Ông Đặng Hoàng An, Chủ tịch Tập đoàn Điện lực Việt Nam than thở, nếu tình hình tài chính không được cải thiện sớm thì đời sống người lao động sẽ ảnh hưởng, nhiều cán bộ trong Tập đoàn vì lương thấp mà sẽ “ra đi”. Nguyên nhân của việc làm ăn thua lỗ này được ông An giải thích là, giá nhiên liệu đầu vào như than, dầu, khí vẫn ở mức cao hơn nhiều so với các năm trước, trong khi đó các chi phí mua điện trên thị trường điện vẫn ở mức cao, chi phí thanh toán tăng so với giá điện theo hợp đồng. Chi phí giá thành sản xuất điện của tập đoàn là 2,092,78 đồng một kWh, nhưng giá bán chỉ 1,950 đồng một kWh, chi phí mua điện đang chiếm 80% chi phí giá thành khiến công ty lỗ luỹ kế tăng. Lời giải thích trên của ông An được xem là dối trá đến trắng trợn, vì ngành điện lực bán giá điện theo kiểu luỹ tiến, với nhiều mức giá khác nhau, tức là người dân càng dùng nhiều điện thì số tiền trả càng cao lên đến hơn 3,500 đồng một kWh. Ngoài ra, các nguồn điện như điện gió, và điện năng lượng mặt trời của các công ty tư nhân sản xuất vẫn chưa được Tập đoàn điện lực mua, và hoà vào lưới điện quốc gia. Còn điện năng lượng mặt trời của các gia đình khi sử dụng không hết, thì được Tập đoàn điện lực mua với giá không đồng.
Hình minh hoạ- Nguồn hình EVN
|