Các hoàng đế thời phong kiến Trung Quốc thường không tiếc tiền thưởng Tết cho quan lại mỗi dịp cuối năm, nhưng cũng có một số vị vua “keo kiệt” về khoản này.
Quan lại lần đầu tiên được hoàng đế thưởng Tết vào thời Đông Hán (ảnh: Zhuanlan)
Thời nhà Tần (221 – 206 TCN) và nhà Tây Hán (202 TCN – 9 SCN), quan lại không được thưởng cuối năm. Họ phải bán túi vải để có tiền tiêu Tết Nguyên đán, theo Nhân dân Nhật báo.
Quy định thưởng Tết cho quan lại chưa xuất hiện vào thời Tần và Tây Hán. Tuy nhiên, để có tiền tiêu Tết, quan lại thời này vẫn có thể “xoay xở” bằng tiền bán túi vải.
Thời Tần, Tây Hán, chữ chưa được viết trên giấy mà được khắc vào thẻ tre. Cơ quan quản lư văn thư cho hoàng đế lưu giữ vô số cuộn tre. Khi gửi “công văn” cho quan lại, họ phải bọc cuộn tre vào túi làm bằng da, bằng vải hoặc cao cấp hơn là túi lụa, túi gấm. Mỗi túi “công văn” đều được phủ đất sét lên đầu và đóng dấu.
Sau khi “công văn” được gửi, túi đựng liền trở thành “phế liệu”.
Cuối năm, quan lại có thể sai gia nhân đem số túi đă tích được mang ra chợ bán. Đây là khoản thu nhập thêm của họ vào dịp Tết Nguyên đán.
Thời Đông Hán (25 – 220), quan lại lần đầu tiên được thưởng Tết, theo Sohu.
Theo Hán Quan lễ (sách ghi lại các quy định và nghi lễ thời Đông Hán), tháng 12 Âm lịch, quan lại được hoàng đế ban thưởng 2 lần.
Quan lại cấp cao như tư đồ, tư không được hoàng đế ban thưởng 30 tấm lụa. Quan lại cấp Cửu khanh được thưởng 15 tấm lụa. Quan vơ thưởng gấp đôi quan văn. Khoản thưởng này gọi là “Xuân Tứ”.
Ngoài “Xuân Tứ”, quan lại thời Đông Hán c̣n được thưởng thêm khoản “Lạp Tứ”. Theo đó, hoàng đế ban thưởng cho các quan tư đồ, tư không và đại tướng quân 30 vạn tiền đồng, 200 cân thịt ḅ, 200 đấu gạo. Các quan cấp thấp hơn cũng được thưởng “Lạp Tứ”, nhưng ít hơn.
Có thể nói các hoàng đế thời Đông Hán rất “hào phóng” khi thưởng Tết, nhưng điều này cũng khiến quốc khố dần suy kiệt, theo Xinhua.
Thời Đường (618 – 907), tiền thưởng Tết của quan lại phụ thuộc vào việc cho vay lăi. Triều đ́nh sẽ cấp cho các địa phương một khoản tiền nhất định (ngân sách địa phương). Số tiền này một phần để chi tiêu, một phần được phép cho vay lấy lăi.
Cuối năm, số tiền lăi sẽ được quan lại địa phương thu lại. Một phần nhỏ gửi về triều đ́nh, phần c̣n lại dùng làm tiền thưởng Tết, theo Nhân dân Nhật báo.
Vua Tống Thần Tông (1048 – 1085) nhà Bắc Tống cũng áp dụng cách thưởng Tết này của nhà Đường.
Nhà Tống (960 – 1279) được xem là “triều đại lương cao” của Trung Quốc. Quan lại thời này được trả lương rất cao, nhưng thưởng Tết lại thấp, theo Xinhua.
Theo Tống sử, tiết Đông chí (tháng 12 Âm lịch), các quan lớn như tể tướng, đại tướng quân, khu mật sứ được hoàng đế ban thưởng 5 con cừu, gạo và rượu để ăn Tết. Quan lại cấp thấp hơn c̣n được thưởng ít hơn hoặc không thưởng.
Tính theo thời giá hiện nay, 5 con cừu chỉ có giá vài ngh́n nhân dân tệ (khoảng 6-10 triệu đồng, tương đương thưởng Tết của nhiều công nhân thời nay). V́ vậy, thưởng Tết thời Tống chủ yếu mang giá trị tinh thần, theo Xinhua.
Ngược lại, tiền lương của quan lại thời Tống rất cao.
Bao Chửng (999 – 1062) là vị quan nổi tiếng thanh liêm thời Tống. Khi giữ chức phủ doăn phủ Khai Phong, lương mỗi năm của ông là gần 10.000 quan tiền (tính theo thời giá hiện nay là khoảng 6 triệu nhân dân tệ - hơn 20 tỷ VNĐ), theo Nhân dân Nhật báo.
Thời nhà Minh (1368 – 1644) và nhà Thanh (1636 – 1912), triều đ́nh không thưởng Tết, quan lại muốn có tiền tiêu cuối năm phải tự “xoay xở” theo cách riêng. Quan lại ở kinh thành buộc quan lại địa phương phải “hiếu kính”. Quan lại địa phương th́ trực tiếp bóc lột, vơ vét của người dân.
Để được các quan ở kinh thành ưu ái, gần Tết Nguyên đán, quan lại địa phương phải gửi một khoản tiền đến kinh thành, lấy cớ là biếu tiền mua than sưởi – c̣n gọi là “Than Kính”, theo Nhân dân Nhật báo.
Cuối thời Minh, Thanh, tham nhũng tràn lan, người dân bị bóc lột nặng nề để quan lại kiếm tiền “Than Kính”.
VietBF@ sưu tập