Giá vàng giảm xuống dưới ngưỡng quan trọng 2.000 USD/ounce và chạm mức thấp nhất 2 tháng trong khi USD tăng mạnh lên cao nhất 3 tháng sau khi Mỹ báo cáo lạm phát tháng 1 cao hơn dự kiến, làm giảm triển vọng Ngân hàng trung ương nước này sẽ sớm cắt giảm lăi suất.
Giá vàng và chỉ số Dollar indexKết thúc phiên thứ Ba (13/2), giá vàng giao ngay giảm 1,3% xuống 1.993,29 USD/ounce, mức thấp nhất kể từ ngày 13/12/2023; vàng kỳ hạn tháng 4 cũng giảm 1,3% xuống 2007,2 USD/ounce.
Dữ liệu cho thấy giá tiêu dùng của Mỹ trong tháng 1/2024 tăng nhiều hơn dự kiến trong bối cảnh chi phí nhà ở và chăm sóc sức khỏe tăng.
Sau dữ liệu lạm phát, đồng USD đă tăng 0,7% lên mức cao nhất trong ba tháng so với các đối thủ của nó, khiến vàng trở nên đắt hơn đối với những người nắm giữ các loại tiền tệ khác. Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm của Mỹ cũng tăng.
Giá vàng và chỉ số Dollar index
Chỉ số Dollar index – so sánh USD với 6 đồng tiền đối tác chủ chốt – tăng vọt lên 104,95, cao hơn 0,7% so với phiên liền trước. Trong đó, USD lần đầu tiên vượt qua mức 150 yên kể từ tháng 11/2023.
Tai Wong, nhà phân tích kim loại độc lập ở New York, cho biết: “Đó không phải là báo cáo mà thị trường mong đợi”. “Sau báo cáo này, những ‘chú chim bồ câu’ vội t́m nơi trú ẩn an toàn v́ lạm phát cứng đầu một cách đáng ngạc nhiên đă làm giảm cơ hội để Cục Dự trữ Liên bang (Fed) cắt giảm lăi suất trong tháng 5 xuống dưới 50%”.
Với dữ liệu lạm phát mạnh như vậy, các nhà giao dịch đặt cược rằng c ác nhà hoạch định chính sách của Fed có thể sẽ đợi đến tháng 6 trước khi cắt giảm lăi suất . Lăi suất cao luôn bất lợi cho giá vàng thỏi.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ trong tháng 1/2024 đă tăng 3,1% so với một năm trước đó, giảm so với tốc độ 3,4% của tháng 12/2023 nhưng cao hơn mức 2,9% mà các nhà kinh tế mong đợi. Lạm phát cơ bản, loại bỏ giá năng lượng và thực phẩm, đă tăng 3,9% (so với một năm trước) tháng thứ hai liên tiếp.
So với tháng liền trước, CPI tháng 1 đă tăng 0,3%, cao gấp rưỡi mức 0,2% mà các nhà kinh tế dự đoán.
Trong khi một số mặt hàng tiêu biểu đă giảm giá - giá xăng giảm 3,3% (so theo năm) trong tháng 1 - những mặt hàng khác, đặc biệt là thực phẩm, vẫn tiếp tục tăng. Và một phần lớn ‘sức mạnh’ của CPI trong tháng 1 là chi phí nhà ở tăng nhanh, tăng 0,6% trong tháng so với mức tăng 0,4% một tháng trước đó. Lạm phát dịch vụ cũng tiếp tục gia tăng, với dịch vụ y tế tăng 0,7% và giá vé máy bay tăng 1,4%.
Omair Sharif, chuyên gia của Inflation Insights, cho biết: “Đây là sự gia tăng trên diện rộng các dịch vụ cốt lơi, minh chững cho quyết định “chờ xem” của Fed là đúng đắn. “Chúng tôi đă có một số dữ liệu tốt về giảm phát trong nửa cuối năm 2023, nhưng nó sẽ không bao giờ đi xuống theo một đường thẳng và dự kiến sẽ có một số va chạm dọc đường.”
Với kết quả này, có vẻ Fed đă đặt niềm tin quá sớm vào việc lạm phát đang trên đường đạt được mục tiêu 2%, mặc dù đă giảm từ mức cao nhất trong 40 năm vào giữa năm 2022.
Với thị trường việc làm vẫn mạnh – một báo cáo trước đó cho thấy các nhà tuyển dụng ở Mỹ đă tạo thêm hơn 350.000 việc làm trong tháng 1 - lạm phát vẫn ở mức quá cao khiến ngân hàng trung ương Mỹ không có đủ lư do để vội vàng cắt giảm lăi suất.
Sau báo cáo lạm phát hôm thứ Ba, các nhà giao dịch trước đây đặt cược vào việc cắt giảm lăi suất tại cuộc họp của Fed ngày 30/4 – 1/5 giờ đây lùi thời hạn dự đoán sang tháng Sáu.
Tháng trước, Fed đă giữ nguyên lăi suất chính sách ở mức 5,25% đến 5,5% - áp dụng kể từ tháng 7 năm ngoái, và trong khi Chủ tịch Fed Jerome Powell ghi nhận sự tiến bộ, ông cũng cho biết quyết định trong kỳ họp tháng 3 có thể cũng sẽ như vậy.
Peter Cardillo, nhà kinh tế thị trường trưởng của Spartan Capital Securities, cho biết: “Nếu điều này tiếp tục kéo dài thêm một hoặc hai tháng nữa lạm phát ở mức cao, bạn có thể tạm biệt (giác mơ cắt giảm lăi suất) vào tháng 6 và chúng ta có thể sẽ hướng tới tháng 9”. “Đây là một báo cáo nóng hơn mong đợi và là một phần trong những ǵ Fed đă ám chỉ khi nói rằng c̣n quá sớm để nói rằng lạm phát đă bị đánh bại.”
VietBF@sưu tập