292 Khách Đài Loan đă "thoát nạn" ở Phú Quốc và bay về nước
292 du khách Đài Loan đă mua các gói tour của công ty We Love Tour có trụ sở tại Đài Bắc để đến Phú Quốc du lịch trong dịp Tết Nguyên đán. Đoàn khách rời Đài Loan đến đảo Phú Quốc du lịch trong 5 ngày (từ 10-14/2). Tuy nhiên, ngày 10/2, một số du khách lên mạng xă hội phàn nàn về chuyến đi. Họ cho rằng đă bị công ty We Love Tour "bỏ rơi".
Khi đến Phú Quốc, đoàn du khách được Công ty TNHH Du lịch Quốc tế Winner Việt Nam tiếp đón và thông báo mỗi người sẽ phải trả thêm 720 USD. Những người không thanh toán sẽ phải du lịch tự túc hoặc quay trở lại Đài Loan.
Liên hệ với Công ty TNHH Du lịch Quốc tế Winner Việt Nam vào chiều ngày 13/2, ông Hà Tuấn Minh, giám đốc công ty xác nhận: Winner Việt Nam có hợp đồng đón 3 đoàn khách của We Love Tour từ ngày 10-14/2. Tuy nhiên, vào ngày 31/1, công ty đă thông báo hủy hợp đồng v́ phía We Love Tour không thanh toán chi phí như cam kết.
Theo ông Minh, ngày 9/2, đoàn khách 292 người của We Love Tour vẫn đáp chuyến bay đến Phú Quốc nhưng không có xe đưa đón, không đặt pḥng khách sạn, không có hướng dẫn viên. "We Love Tour nhiều lần liên lạc năn nỉ chúng tôi hỗ trợ đoàn khách và v́ lư do nhân đạo, chúng tôi đă chấp nhận điều 4 chuyến xe, thuê khách sạn để phục vụ họ. Hạn thanh toán cho việc này là vào ngày 11/2 nhưng We Love Tour vẫn không chuyển tiền. Trước t́nh h́nh đó, chúng tôi thông báo kết thúc chương tŕnh", ông Minh thông tin.
Đơn vị này cũng liên hệ làm việc với Pḥng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc ở TP.HCM, Cơ quan quản lư du lịch Đài Loan về t́nh h́nh đoàn khách. Qua đó, các bên thống nhất để Winner thu tiền trực tiếp của du khách, phía công ty Đài Loan sẽ chuyển trả cho khách. Tuy nhiên, nhiều du khách không đồng t́nh với quyết định này. Công ty của ông Minh cũng đă báo cáo toàn bộ sự việc với cơ quan chức năng tỉnh Kiên Giang.
"Tới ngày 12/2, những khách không thanh toán không có chỗ ở. Chúng tôi được phía Đài Loan đề nghị hỗ trợ lần 2. V́ thế, chúng tôi cũng đă sắp xếp khách sạn cho 292 du khách và từ trưa qua tới nay, cả đoàn tiếp tục tham quan nhiều điểm đến ở Phú Quốc. Số tiền phục vụ đoàn, phía We Love Tour kư giấy nợ phải trả vào ngày 26/2, trước sự chứng kiến của các bên qua cuộc họp online", ông Minh cho biết thêm.
Theo ông Minh, tới thời điểm hiện này, số tiền công ty ông chi ra cho đoàn đă hơn 3 tỉ đồng. Ngày 14/2, đoàn khách sẽ ra sân bay về Đài Loan.
Lănh đạo Sở Du lịch Kiên Giang cho biết vụ việc xảy ra ngay những ngày đầu năm mới Giáp Th́n 2024 và ảnh hưởng không nhỏ đối với đoàn khách này cũng như cộng đồng du lịch Phú Quốc. Sở Du lịch Kiên Giang cùng cơ quan chức năng và UBND TP Phú Quốc hiện tiến hành kiểm tra chi tiết về vụ việc, hợp đồng giữa Công ty We love tour có trụ sở ở Đài Bắc (Đài Loan) và Công ty TNHH Du lịch quốc tế Winner tại Phú Quốc cùng các đơn vị có liên quan.
Trong những ngày qua, theo Sở Du lịch Kiên Giang, đoàn du khách được chính quyền và các doanh nghiệp tại Phú Quốc hỗ trợ trước, thể hiện sự mến khách của đảo Ngọc. Sau khi khách về lại Đài Loan, địa phương và các doanh nghiệp có liên quan sẽ làm việc với công ty nhận khách ở Đài Loan để giải quyết vướng mắc.
Sự việc 292 du khách Đài Loan gặp vướng mắc tại Phú Quốc trong những ngày đầu năm gây bức xúc với cộng đồng du lịch. Trên trang Today.line.me, nhiều người Đài Loan chỉ trích công ty We Love Tour "bỏ rơi khách hàng", "lừa đảo" và kêu gọi chính quyền xử lư nghiêm công ty này.
Nguyễn Thông: Báo tre
Vụ gần 300 du khách Đài Loan bị bỏ rơi ở Phú Quốc trong mấy ngày tết sẽ c̣n nhiều điều cần mổ xẻ chứ không hẳn chỉ do tiền bạc giữa hai công ty du lịch Đài và Việt. Không xử lư cho ra nhẽ, có khi ảnh hưởng rất xấu tới kinh tế du lịch ở xứ này, chứ không phải chỉ giúp họ trở về là xong.
Nhưng tôi lại muốn nói cái khác. Hầu như tất cả những báo quốc doanh đều xăm xắn đưa tin, nhưng khác mọi lần nói về những ǵ liên quan tới Đài Loan đều chua thêm "Trung Quốc" trong cái ngoặc đơn thành Đài Loan (Trung Quốc) để phủ nhận sự tồn tại độc lập của Đài Loan, để làm vừa ḷng Trung Quốc. Lần này chỉ mỗn "Đài Loan", không dính tí Trung Quốc nào.
Xưa nay có nguyên tắc do "trên" bổ xuống, cứ nhắc tới Đài Loan, dù chỉ trong lĩnh vực thể thao, công nghệ, du lịch… chả liên quan ǵ tới chính chị chính em, và nhất là nói về những thành tựu, cái hay cái tốt, th́ phải chua thêm Trung Quốc. Không chua, bị nhắc nhở, bị phạt. Tuyên giáo làm điều này rất mẫn cán, được Bắc Kinh hài ḷng.
Nhưng cả cấp trên lẫn báo chí đều hiểu ngầm với nhau: Với những cái xấu của Đài Loan th́ cứ lờ Trung Quốc đi, không chua, không ngoặc đơn ngoặc kép chi hết. Ví dụ vụ Đài Loan xây cất trên đảo Ba B́nh thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, người phát ngôn bộ ngoại giao (tức nhà nước) lẫn báo chí chỉ trần ś nêu Đài Loan thôi, mặc nhiên coi Trung Quốc không liên quan. Những cái xấu khác, như ma túy, buôn người, phạm tội, lừa đảo... nếu là người Đài Loan cũng chỉ gọn lỏn Đài Loan, không ngoặc đơn ngoặc điếc, cứ làm như Trung Quốc vô can. Tốt th́ của Trung Quốc, xấu là do Đài Loan.
Lại nhớ câu thơ Việt của cụ đổng lư Việt Phương (tác giả "Cửa mở"): "Ta có thể nói với kẻ thù những lời b́nh tĩnh/ Tất cả những ǵ tốt đẹp của mày th́ thuộc về tao/T ất cả những ǵ xấu xa của tao th́ thuộc về mày". Thứ tư duy, thái độ cư xử tiểu nhân này bị cụ Việt Phương phê phán kịch liệt, ai dè hơn nửa thế kỷ vẫn y chang, lên tới cấp nhà nước, được báo chí mậu dịch quán triệt.
Vụ này, nó cũng na ná như báo quốc doanh khi đưa tin những ǵ tốt th́ của TP.HCM, xảy ra ở TP.HCM, nhưng xấu xa đồi bại cứ đổ tất cho Sài G̣n.
Báo chí xứ này luôn tự nhận, tự phong là quyền lực thứ tư (cùng với lập pháp, hành pháp, tư pháp) nhưng thực tế chỉ là ảo. Nó là chim trong lồng, người ta bắt hót thế nào phải hót vậy, bảo không hót là không hót, nín là nín, có đè ra mổ thịt cũng cấm kêu choét choét. Vẫn biết “cơm áo không đùa với khách… báo”, “nợ áo cơm nên phải trả h́nh hài”, nhưng làm báo đặc sệt quốc doanh kiểu thế, thà dẹp đi, kẻo hổ thẹn với tiền nhân. C̣n có “tự do báo chí” như các ông bà này nọ xoen xoét cái mồm hay không, c̣n khuya nhá.
Xứ này chỉ có báo tre thôi. Tre uốn éo thành đạo rồi. Ai không uốn theo nó, nó vót thành chông đâm chết đứ đự.
Tạ Duy Anh: Vài chuyện nhỏ tí về Đài Loan
Những chuyện lớn về Đài Loan như GDP cao hàng đầu châu Á, là trung tâm cung cấp chip cho thế giới... th́ hầu như ai cũng đă biết qua. Tôi có thói quen đến đâu cũng dành sự quan tâm t́m hiểu những chuyện nhỏ nhặt, gắn với đời sống và thói quen hàng ngày của người dân. Ví dụ tôi để ư, ở Đài Loan, từ già đến trẻ, đều rất thích được người khác yêu cầu giúp đỡ. Tôi từng thấy một cụ ông đi cả cây số để "chỉ đường" cho khách, mặt rạng ngời hạnh phúc.
Đây là lần thứ hai tôi đến Đài Loan. Lần trước chỉ loanh quanh Đài Bắc và Đài Trung, hai thành phố phát triển nhất. Lần này đến thẳng Đài Nam, thành phố được xem là "nghèo" nhất nước.
Tuy nhiên ấn tượng từ sáu năm trước, về một đất nước Đài Loan thanh b́nh, bao dung, an toàn, sạch sẽ, người dân tốt bụng, hạnh phúc th́ vẫn không thay đổi.
Trên đường đi đến điểm du lịch Thánh Sơn, huyện Nam Đầu, nơi tưởng niệm những anh hùng của Đài Loan, cách Đài Nam 150 km, tôi ghi nhanh lại vài điều trông thấy, nghe kể và trải nghiệm.
Hệ thống đường giao thông vẫn không t́m thấy điểm ǵ để chê, với mạng lưới kết nối dày đặc rất tiện lợi, mà lại đầy chất thơ và tạo cảm giác an tâm cho những người từ phương xa đến.
Ví dụ đoạn đường chúng tôi qua có bốn làn xe cho cả hai chiều, thua cao tốc Hà Nội-Hải Pḥng một làn. Tuy nhiên mặt đường không lượn sóng, không có gờ ở những vị trí cống ngầm chạy ngang bên dưới, hoặc có th́ cũng không đáng kể, điều có vẻ rất "khó thực hiện" ở Việt Nam? Hệ thống biển báo, vách ngăn chống ồn, khả năng thoát nước mưa, trạm dừng nghỉ... th́ thuộc loại cực tốt. Trạm dừng nghỉ trên đường cao tốc Đài Loan tôi mới chỉ thấy ở châu Âu.
Có thu phí quư vị ạ. Phí được tính giảm dần theo quăng đường. 20 km đầu free. Từ 20 km trở lên đến 60 km, mỗi km khoảng 1000 đồng tiền Việt. Nếu đi trên 100 km đến 200 km, th́ quy đều mỗi cây cho cả quăng đường là 700 đồng.
Ví dụ, từ Hà Nội xuống Hưng Yên, nếu đi trên cao tốc Đài Loan, không tính tiền. Đi tiếp đến Hạ Long khoảng 150km, phí đường cho ô tô con (xe lớn thu phí mức cao hơn chút) tầm 105.000 đồng, bằng một nửa mức thu hiện tại của Việt Nam.
Theo lời kể của thạc sĩ, nhà dịch thuật Lù Việt Hùng, người đă sinh sống và thành rể Đài Loan hơn 20 năm, th́ cặp vợ chồng nào đẻ một con, thị trưởng thành phố li x́ ngay 10 triệu đồng. Đẻ đứa thứ hai, ĺ x́ 15 triệu đồng. Từ đứa thứ ba trở đi, ĺ x́ 20 triệu đồng. Sinh đôi hay ba th́ cứ mức đó nhân với số con.
Vẫn theo Hùng, bất kể đứa trẻ nào sinh ra và sống ở Đài Loan, không phân biệt quốc tịch bố mẹ, từ 0 đến 6 tuổi, đều được nhà nước trợ cấp tiền sữa, bỉm... khoảng 5-6 triệu đồng một tháng. Xe ô tô nào mà có chở trẻ con, đến mọi điểm đỗ đều có chỗ đỗ riêng và tất nhiên free.
Khi sản phụ đến ḱ sinh nở, chỉ cần đăng kí thời gian, địa điểm, đúng giờ bác sĩ phải có mặt và trong thời gian lưu tại bệnh viện hầu như mọi thứ miễn phí. Nói hầu như, v́ bố mẹ vẫn phải trả một khoản nhỏ. Ví dụ, vợ Lù Việt Hùng phải đẻ mổ, được ở trong pḥng riêng đầy đủ tiện nghi cho cả người nhà, sau năm ngày, tổng chi phí phải trả khoảng 10 triệu đồng. C̣n lại kệ xác bảo hiểm đi mà lo nốt phần lớn c̣n lại.
Nông dân Đài Loan, với mức đóng bảo hiểm không đáng kể, cứ từ 65 tuổi trở lên, đều có trợ cấp, gọi là lương hưu cũng được. Mức hiện tại ở thành phố Đài Nam là 5,5 triệu đồng một tháng, quy ra tiền Việt.
Riêng chuyện xuất bản sách, th́ cứ như chuyện bịa. Không ai phải xin giấy phép xuất bản. Nhà nước không kiểm soát nội dung. Nhưng xin mă ISBN th́ bắt buộc. Mà là mă sống, chứ không phải mă h́nh thức, tức là có thể tra cứu toàn bộ thông tin về cuốn sách. Thời gian xin nhiều nhất 3 ngày và không phải nộp một xu nào.
Chính phủ Đài Loan đang khuyến khích mảng sách giấy, v́ thế hiện tại, ngoài miễn thuế thu nhập đánh trên mỗi cuốn sách căn cứ giá bán, họ luôn chờ để hỗ trợ tác giả xuất bản cũng như phát hành.
Ví dụ, bạn có bản thảo tiểu thuyết "Mối chúa" hoặc "Đất mồ côi", phản ánh hiện thực hoặc lịch sử đất nước, nhà nước cực ḱ hoan nghênh và bạn hăy cho chính quyền biết dự định xuất bản, số lượng, để họ hỗ trợ thêm về tài chính và tạo điều kiện quảng bá. Ngoài ra có rất nhiều quỹ văn hóa, quỹ văn học... luôn chờ bạn yêu cầu để tiếp sức.
Điều bắt buộc duy nhất là bạn phải nộp hai cuốn sách mỗi loại cho Thư viện quốc gia.
Thực ḷng, riêng chuyện này, tôi rất muốn và cứ cầu mong đó là... CHUYỆN BỊA!
Chả hiểu sao...
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.