Nước ta đă thu về gần 300 triệu USD chỉ trong 2 tháng từ mặt hàng này với giá đắt đỏ.
Ảnh minh họa
Việt Nam sở hữu một loại cây được mệnh danh cây tỷ đô bởi những giá trị kinh tế mang lại rất cao là cây sắn. Theo số liệu thống kê từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), Việt Nam có khoảng 530.000 ha trồng sắn mỗi năm và sản lượng củ sắn tươi đạt trên 10 triệu tấn/năm. Đáng chú ư, củ sắn, lá sắn đều là những mặt hàng xuất khẩu thậm chí lên đến tỷ USD, trong khi thân cây, ngọn cây c̣n rất nhiều công dụng quư báu khác.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn trong tháng 2 đă thu về hơn 96 triệu USD với 217.037 tấn, giảm 48,7% về lượng và giảm 50,8% về trị giá so với tháng 1. Lũy kế 2 tháng đầu năm nay, sản lượng xuất khẩu sắn các loại đạt 639.061 tấn, giảm 9,1% so với cùng kỳ trong khi trị giá tăng mạnh 8,9%, đạt hơn 291 triệu USD.
Điểm sáng của xuất khẩu sắn trong 2 tháng đầu năm là giá tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước, đạt b́nh quân 456 USD/tấn, tăng 20% so với 2T/2023. Trong khi đó, giá xuất khẩu sắn b́nh quân năm 2023 chỉ ở mức 282 USD/tấn.
Một quốc gia luôn là khách hàng trung thành của sắn và các sản phẩm từ sắn không ai khác là láng giềng Trung Quốc. Kết thúc tháng 2, láng giềng đă nhập khẩu từ nước ta 599.930 tấn sắn với trị giá hơn 269 triệu USD, chiếm đến 93% cả về lượng lẫn kim ngạch.
Trong năm 2023, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của nước ta đạt 2,95 triệu tấn, trị giá 1,3 tỷ USD, giảm 9,1% về lượng và giảm 7,3% về trị giá so với năm 2022. Riêng mặt hàng sắn đă mang về hơn 231 triệu USD với 821,51 ngh́n tấn, tăng 8% về lượng và tăng 4,9% về trị giá so với năm 2022. Năm 2023, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ sắn và các sản phẩm từ sắn lớn nhất của Việt Nam, chiếm 91,52% về lượng và chiếm 90,99% về trị giá trong tổng xuất khẩu của cả nước, đạt 2,7 triệu tấn, trị giá 1,18 tỷ USD.
Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc chủ yếu là tinh bột sắn và sắn lát khô. Lượng sắn lát xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm khoảng 88% tổng lượng sắn lát xuất khẩu của cả nước trong khi lượng tinh bột sắn xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm khoảng 93% tổng lượng tinh bột sắn xuất khẩu.
Sắn có nhiều công dụng trong chế biến công nghiệp, thức ăn gia súc và lương thực thực phẩm. Củ sắn dùng để ăn tươi, làm thức ăn gia súc, chế biến sắn lát khô, bột sắn nghiền, tinh bột sắn, tinh bột sắn biến tính, các sản phẩm từ tinh bột sắn. Thân sắn dùng để làm giống, làm nấm, làm củi đun, nguyên liệu cho công nghiệp xenlulo.
Từ trước tới nay, lá sắn vốn dĩ được người xưa dùng để làm thức ăn trong chăn nuôi như nuôi cá, nuôi tằm và sau đó được xuất sang các thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, các khu vực đông người châu Á sinh sống. Bên cạnh lá sắn, các loại lá như lá tre, lá chuối cũng được nhiều quốc gia thu mua.
Hiệp hội Sắn Việt Nam đề ra mục tiêu xuất khẩu sắn đến năm 2028 sẽ đạt 2 tỷ USD/năm và tăng lên 2,5 tỷ USD/năm vào năm 2050.
VietBF@ Sưu tập