Viêm xoang, mất nước, nhịp tim nhanh, u năo có thể gây ra cơn đau đầu nặng hơn khi cúi xuống.
Hầu hết cơn đau đầu khi cúi xuống không phải là t́nh trạng đáng lo ngại. Trong một số ít trường hợp, đau đầu do tư thế là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như ṛ rỉ dịch năo tủy, khối u năo, bệnh tim.
Máu và dịch năo tủy lưu thông khắp năo, tủy sống, tạo ra một lượng áp lực nội sọ nhất định để hỗ trợ, bảo vệ năo và cung cấp máu cho năo. Áp lực nội sọ thay đổi ở các vị trí khác nhau do ảnh hưởng của trọng lực lên sự phân phối chất lỏng khắp cơ thể.
Khi đứng thẳng, áp lực nội sọ giảm tự nhiên do trọng lực kéo chất lỏng ra khỏi đầu. Tuy nhiên, khi đầu nghiêng, quay về sau hoặc cúi xuống, áp lực này tăng lên. Sự gia tăng áp lực nội sọ có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng đau đầu.
Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến đau đầu nặng hơn khi cúi xuống.
Viêm xoang
Đau đầu do xoang phát triển khi áp lực tăng lên trong các xoang ở đầu và mặt. Nó thường bắt đầu từ t́nh trạng viêm do cảm lạnh hoặc dị ứng. Khi cúi xuống, nghiêng đầu, áp lực nội sọ tăng làm trầm trọng thêm các xoang đă bị viêm và gây đau đầu.
Điều trị thường gồm thuốc giảm đau không kê đơn để giảm đau đầu và thuốc thông mũi hoặc kháng histamine giảm sưng, tắc nghẽn. Tắm nước nóng giúp giảm áp lực xoang, bớt đau.
Mất nước
Cơ thể thiếu chất lỏng dẫn đến mất cân bằng chất lỏng. Áp lực nội sọ tăng khi cúi xuống làm co mạch máu hơn nữa, khiến cơn đau đầu do mất nước trầm trọng thêm. Mất nước có thể do nôn mửa, tiêu chảy hoặc không uống đủ nước.
Uống nhiều nước lọc hoặc dùng nước và đồ uống thể thao có chất điện giải giảm chứng đau đầu do nguyên nhân này.
Ho
Áp lực tăng lên trong đầu và cơ thể bởi lực của những chuyển động do ho gây ra. Cơn đau đầu khi ho có thể tự khỏi hoặc phải điều trị bằng thuốc.
Đau nửa đầu
Đau nửa đầu có thể gây đau đầu dữ dội, nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh, buồn nôn, nôn. Áp lực nội sọ tăng do cúi xuống làm tăng cường độ chứng đau nửa đầu. Kết hợp giữa dùng thuốc và pḥng ngừa thông qua chế độ ăn uống, hoạt động giúp bớt đau nửa đầu.
Đau đầu tư thế
Đau đầu tư thế xảy ra khi thay đổi tư thế, cúi đầu và thường giảm khi nằm xuống. Nguyên nhân thường có thể do ṛ rỉ dịch năo tủy trong năo hoặc cột sống. Đôi khi cơn đau lan từ cổ lên đầu do nhịp tim nhanh hoặc khối u năo gây ra.
Ṛ rỉ dịch năo tủy
Ṛ rỉ dịch năo tủy xuất hiện khi có vết rách ở lớp ngoài cùng bao quanh năo (màng cứng) hoặc găy một trong các xương trong hộp sọ. Nếu có vết rách ở màng cứng hoặc găy xương sọ, dịch năo tủy có thể ṛ rỉ từ năo qua mũi và tai, gây đau đầu, ù tai, các vấn đề về thị lực, viêm màng năo. Những triệu chứng này có xu hướng tăng lên do áp lực nội sọ tăng khi cúi xuống.
Ṛ rỉ dịch năo tủy đôi khi xảy ra sau một cuộc phẫu thuật năo hoặc chọc ḍ tủy sống dẫn đến đau đầu.
Đau đầu Cervicogenic
Đây là chứng đau đầu một bên, thường bắt đầu ở cổ và lan từ sau đầu ra trước. Cervicogenic có nghĩa là bắt nguồn từ cổ. Cơn đau đầu này thường biểu hiện giảm phạm vi chuyển động của cổ hoặc cột sống cổ do căng cơ.
Cúi xuống có thể làm t́nh trạng đau đầu nặng hơn do tăng kích ứng và căng cơ ở cổ. Tư thế sai hoặc gắng sức quá mức khi tập thể dục cũng góp phần gây đau đầu Cervicogenic.
Vật lư trị liệu, tập thể dục, cải thiện tư thế và kiểm soát căng thẳng làm giảm loại đau đầu này.
Hội chứng nhịp tim nhanh tư thế đứng
Đây là là t́nh trạng gây ra nhịp tim tăng khi chuyển sang tư thế thẳng đứng, từ nằm xuống sang ngồi dậy hoặc từ ngồi, cúi người sang đứng lên. Sự thay đổi nhịp tim này có thể gây đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn và ngất xỉu.
Điều trị thường dùng thuốc trợ tim để cải thiện chức năng tim và giảm các triệu chứng. Uống đủ nước, tập thể dục, tránh caffeine, rượu và tiếp xúc với nhiệt cũng cải thiện triệu chứng.
U năo
Đau đầu tư thế cúi xuống có thể do khối u năo gây ra, thường xuất hiện dần dần, tiến triển theo thời gian và nặng hơn vào buổi sáng.
Bệnh đôi khi có các triệu chứng như co giật, khó nói, thay đổi thính giác hoặc thị giác. Phẫu thuật để loại bỏ khối u, hóa xạ trị thường áp dụng trong trường hợp này.
Đau đầu do cúi xuống giảm dần khi nguyên nhân là nhiễm trùng xoang hoặc mất nước được kiểm soát. Nếu bị đau đầu liên tục vài lần một tuần hoặc một tháng, tăng nặng hơn theo thời gian, người bệnh nên đi khám và điều trị.
Uống đủ nước, hạn chế căng thẳng, ngủ đủ giấc, điều trị cảm lạnh và dị ứng giúp kiểm soát và ngăn ngừa cơn đau đầu do cúi xuống. Tránh các tác nhân kích hoạt cơn đau nửa đầu như tiếng ồn lớn và ánh sáng chói. Hạn chế tiếp xúc với màn h́nh thiết bị điện tử cũng là cách khắc phục.
|