Những hành động của chính quyền Thủ tướng Netanyahu ở Gaza đă làm dấy lên làn sóng phẫn nộ quốc tế và gây ra "cơn sóng thần ngoại giao".
Đại sứ Israel Gilad Erdan ngày 10/5 đă có những phát biểu vô cùng giận dữ trước khi Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (LHQ) bỏ phiếu về triển vọng kết nạp Palestine trở thành thành viên đầy đủ của tổ chức. Đứng trên bục phát biểu, ông cầm theo bản sao Hiến chương LHQ và thả chúng vào máy hủy tài liệu cầm tay, thể hiện sự phản đối của Israel với cuộc bỏ phiếu.
"Tự tay các ngài đang xé bỏ Hiến chương LHQ. Đó là điều các ngài đang làm đấy", ông Erdan nói.
Nhưng điều đó không ngăn được Đại hội đồng thông qua nghị quyết, với 143 phiếu thuận, 9 phiếu chống và 25 phiếu trắng, nêu rằng Palestine nên được trao tư cách thành viên LHQ và khuyến nghị Hội đồng Bảo an xem xét vấn đề này.
Dù đây chỉ là nghị quyết mang tính biểu tượng, bởi Mỹ, thành viên thường trực Hội đồng Bảo an, nhiều khả năng sẽ phủ quyết để thể hiện sự ủng hộ với đồng minh Israel. Tuy nhiên, đây là một trong những diễn biến cho thấy Israel đang ngày càng bị cô lập về mặt ngoại giao trên trường quốc tế, theo giới quan sát.
Hồi đầu tháng 4, thời điểm đánh dấu 6 tháng xung đột ở Gaza nổ ra, truyền thông quốc tế đă tập trung sự chú ư vào t́nh trạng bị cô lập này của Israel.
Guardian đăng bài về Israel với tựa đề "Bị cô lập ở nước ngoài, bị chia rẽ trong nước". Hăng AP đưa tin "Sau 6 tháng chiến tranh, sự cô lập của Israel ngày càng tăng". Reuters cũng lên bài tương tự với tiêu đề "6 tháng sau cuộc chiến ở Gaza, Israel phải đối mặt với sự cô lập ngày càng sâu sắc".
Các nhà phân tích cho rằng Israel đang thực sự phải đối mặt "cơn sóng thần ngoại giao" v́ cuộc chiến chống Hamas ở Dải Gaza. Nam Phi cuối năm ngoái kiện Israel lên Ṭa Công lư Quốc tế (ICJ), cáo buộc Tel Aviv diệt chủng người Palestine ở Dải Gaza. Hội đồng Bảo an LHQ cuối tháng 3 thông qua nghị quyết yêu cầu ngừng bắn ở Gaza và Mỹ đă bỏ phiếu trắng.
Với lá phiếu trắng này, Mỹ, đồng minh kiêm bên bảo trợ lớn nhất của Israel, đă thể hiện mong muốn mạnh mẽ rằng Israel sẽ thay đổi hướng đi trong xung đột ở Gaza. Washington cũng trừng phạt một số người định cư Israel ở Bờ Tây, đưa ra những tuyên bố giận dữ, đặc biệt liên quan tới t́nh h́nh nhân đạo ở Gaza và cuộc tập kích của Israel vào nhân viên đoàn cứu trợ quốc tế.
Nghị viện châu Âu và nhiều quốc gia khác cũng bỏ phiếu kêu gọi Israel thay đổi cách tiếp cận trong cuộc chiến chống Hamas.
Từ trái qua phải: Chủ tịch Quốc hội Israel Amir Ohana, Thủ tướng Benjamin Netanyahu, Tổng thống Isaac Herzog tại sự kiện đánh dấu Ngày tưởng niệm thảm họa diệt chủng Holocaust tại Jerusalem ngày 6/5. Ảnh: AFP
Peter Beaumont, nhà b́nh luận của Guardian, cho rằng "hành động của chính quyền Thủ tướng Benjamin Netanyahu đă làm dấy lên sự phẫn nộ của cộng đồng quốc tế và khiến cơn sóng thần ngoại giao được cảnh báo từ lâu trở thành hiện thực".
Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đă đe dọa ngừng cấp vũ khí cho Israel và xác nhận dừng một lô bom chuyển tới cho đồng minh để phản đối chiến dịch nhằm vào Rafah, thành phố miền nam Gaza có hơn một triệu người Palestine đang trú ẩn. Ireland và Tây Ban Nha trong khi đó cam kết chính thức công nhận tư cách nhà nước của Palestine.
Áp lực cũng gia tăng ở châu Âu về lệnh cấm nhập khẩu những sản phẩm của người định cư Israel. Thủ tướng Bỉ Alexander de Coo, quốc gia giữ chức chủ tịch luân phiên của Hội đồng Liên minh châu Âu, cho biết ông đang t́m kiếm đồng minh trong nỗ lực thúc đẩy lệnh cấm này, cho rằng Tel Aviv có khả năng vi phạm các điều khoản về nhân quyền trong thỏa thuận hợp tác EU - Israel.
Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia từ lâu có quan hệ phức tạp với Israel, công bố lệnh cấm thương mại hoàn toàn với Tel Aviv.
Tại khu vực Nam Mỹ, Tel Aviv cũng chứng kiến loạt quốc gia cắt hoặc hạ cấp quan hệ ngoại giao, trong đó Colombia trở thành quốc gia Nam Mỹ thứ hai sau Bolivia cắt hoàn toàn quan hệ với Israel.
Cộng đồng quốc tế từng ủng hộ mạnh mẽ Israel sau vụ tấn công của Hamas ngày 7/10/2023, nhưng cách tiến hành chiến dịch ở Gaza của Tel Aviv cùng t́nh trạng bạo lực chống lại người Palestine ở Bờ Tây đă nhanh chóng làm dấy lên làn sóng thất vọng và phẫn nộ với Thủ tướng Netanyahu. Lănh đạo Israel đă nhiều lần bác bỏ bất kỳ ư tưởng nào về việc công nhận nhà nước Palestine như đề xuất của Mỹ và nhiều nước.
Chính phủ Israel tuyên bố tiếp tục chiến dịch vào thành phố Rafah, bất chấp cảnh báo từ nhiều bên, trong đó có Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hồi tháng 3 nói rằng Tel Aviv có nguy cơ bị cô lập hơn nữa trên toàn cầu nếu làm như vậy.
"Những ǵ xảy ra trong vài tháng qua là sự tích tụ của nhiều thứ trong nhiều năm. Các chuyên gia đă nhiều lần cảnh báo về nguy cơ xảy ra xung đột, nhấn mạnh sự bất ổn trong t́nh h́nh giữa Israel và người Palestine", Yossi Mekelberg, thành viên viện Chatham House ở Anh, nói.
Mekelberg cho rằng làn sóng phẫn nộ của Mỹ và châu Âu gần đây với Israel là "chưa từng có", khi Tel Aviv sử dụng các loại bom đạn do Washington cung cấp để tấn công hàng loạt mục tiêu dân thường gây thương vong lớn.
Dahlia Scheindlin, nhà b́nh luận của Haaretz, nhận định lệnh cấm thương mại của Thổ Nhĩ Kỳ và động thái tŕ hoăn giao vũ khí, đe dọa ngừng cung cấp thêm của Mỹ là những "đ̣n giáng mạnh" đối với Israel.
Thương mại giữa Israel và Thổ Nhĩ Kỳ đă tăng lên mức 9 tỷ USD mỗi năm. Xuất khẩu và lao động của Thổ Nhĩ Kỳ rất quan trọng đối với ngành công nghiệp xây dựng của Israel. Ankara cũng là bên xuất khẩu nhiều nguyên liệu thô cần thiết và nhiều mặt hàng thực phẩm, nông sản, dệt may... cho Tel Aviv.
Mỹ trong khi đó là nước viện trợ hàng đầu của Israel. Tính đến năm ngoái, Mỹ đă cung cấp 158,7 tỷ USD, trong đó khoảng 124,3 tỷ USD cho quân đội và hệ thống pḥng thủ tên lửa của Tel Aviv, theo Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội. Theo bản ghi nhớ 10 năm mà cựu tổng thống Barack Obama kư, Washington hiện cung cấp 3,8 tỷ USD viện trợ quân sự mỗi năm cho Israel, chưa kể đến khoản hỗ trợ 15 tỷ USD bổ sung mà Mỹ thông qua tháng trước.
Shalom Lipner, cố vấn lâu năm của nhiều đời thủ tướng Israel, cảnh báo nếu chính phủ Israel phớt lờ lời cảnh báo từ nhà hỗ trợ quân sự và ngoại giao lớn nhất, điều đó sẽ gây "bất lợi chiến lược" cho Tel Aviv.
Nhà b́nh luận Scheindlin cũng tin rằng nỗi thất vọng quốc tế đối với Israel đă được tích tụ từ lâu và chiến sự Gaza là giọt nước làm tràn ly. "Israel đă hành xử thiếu cân nhắc, vụng về như kiểu tự lấy đá ghè chân ḿnh", bà nói.
VietBF@sưu tập