Mỹ 'mất ăn mất ngủ' sợ Nga tận dụng đà chiến thắng, thay đổi quỹ đạo của cuộc chiến Ukraine. Mới 18 tháng trước, các quan chức Nhà Trắng và Lầu Năm Góc c̣n sôi nổi tranh luận về việc liệu quân đội Nga ở Ukraine có thể sụp đổ và bị đẩy ra khỏi nước này hoàn toàn hay không.
Tuy nhiên, giờ đây, trước những đột phá đáng kể của Nga trên chiến trường Ukraine và những bước nhảy vọt về công nghệ của nước này để vô hiệu hóa vũ khí do Mỹ cung cấp cho Kiev, chính quyền Biden ngày càng lo ngại rằng Tổng thống Vladimir V. Putin đă có đủ động lực để thay đổi quỹ đạo của cuộc chiến, New York Times cho biết.
Trong những ngày gần đây, quân đội Moscow đă mở một cuộc tấn công mới vào thành phố lớn thứ hai của Ukriane là Kharkov, buộc Kiev phải phân tán lực lượng vốn đă rất mỏng của họ tới bảo vệ khu vực.
Sự chậm trễ của Mỹ trong việc viện trợ Ukraine đă tạo cơ hội cho Nga đạt được lợi thế lớn về pháo binh trước Ukraine. Việc Kiev thiếu đạn pḥng không cũng cho phép Nga sử dụng sức mạnh không quân của ḿnh một cách dễ dàng hơn. Nga đă áp đảo đối phương bằng cách sử dụng bom lượn tấn công các pḥng tuyến của Ukraine. Nếu có nhiều đạn pḥng không hơn, Ukraine sẽ có thể buộc các máy bay Nga lùi lại xa hơn, khiến chúng khó tấn công từ trên không hơn.
Trong khi đó, pháo binh và máy bay không người lái do Mỹ cũng như NATO cung cấp cho Ukraine liên tục bị hạ gục bởi các kỹ thuật tác chiến điện tử mới, tối tân của Nga tuy được triển khai muộn trên chiến trường nhưng đă chứng tỏ được hiệu quả đáng kinh ngạc.
Cuộc tranh luận kéo dài nhiều tháng ở Washington về việc có nên gửi cho Ukraine gói vũ khí và đạn dược trị giá 61 tỷ USD hay không rơ ràng tạo ra một cơ hội lớn mà Nga rơ ràng đă khai thác thành công để áp đảo lực lượng Ukraine trên chiến trường.
Trong các cuộc phỏng vấn, các quan chức Mỹ vẫn bày tỏ sự tin tưởng rằng nhiều lợi ích trong số này của Nga có thể đảo ngược một khi nguồn vũ khí mới được chuyển tới Kiev hoàn toàn, rất có thể là vào tháng 7. Tổng thống Volodymyr Zelensky của Ukraine cũng đang t́m cách đưa nhiều binh sĩ hơn - và trẻ hơn - ra mặt trận. Nhưng họ tỏ ra ngần ngại đưa ra dự đoán về việc liệu chiến tuyến sẽ thay đổi thế nào trong vài tháng tới hoặc liệu Ukraine có thể tiến hành một cuộc phản công mới vào năm tới hay không, sau khi cuộc phản công mùa xuân năm ngoái hoàn toàn thất bại.
Một số chuyên gia từng nghiên cứu về các cuộc chiến của Nga không ngạc nhiên trước diễn biến lần này. Ông Stephen J. Hadley, cố vấn an ninh quốc gia dưới thời Tổng thống George W. Bush b́nh luận tại một hội nghị ở Harvard cuối tuần trước rằng “Nga thường bắt đầu các cuộc chiến một cách kém cỏi nhưng kết thúc một cách mạnh mẽ”. Ông nhấn mạnh, hiện Nga có lợi thế dân số đông và cơ sở hạ tầng quân sự khổng lồ để t́m lại sức mạnh của ḿnh.
VietBF@ sưu tập
|