Ấn Độ và Pakistan đang oằn ḿnh ứng phó với đợt nắng nóng. Đối với người lao động, đây c̣n là vấn đề sống c̣n bởi không làm việc do nhiệt độ khắc nghiệt đồng nghĩa không có cái ăn.Khi Nam Á phải hứng chịu đợt nắng nóng khắc nghiệt, "quyết định sinh tử" đến cùng với ánh mặt trời vào giữa trưa.
Abideen Khan và cậu con trai 10 tuổi tích góp từng xu từ số tiền 3,50 USD mà họ kiếm được mỗi ngày bằng cách đúc bùn thành gạch tại ḷ nung ngoài trời ở Jacobabad - thành phố ở miền Nam Pakistan.
Nhưng khi nhiệt độ liên tục tăng cao trong những ngày gần đây, họ buộc phải dừng làm việc vào đầu giờ chiều.
“Đây là cách chúng tôi tồn tại”, Khan nói, mồ hôi chảy ṛng ṛng trên mặt và thấm đẫm bộ quần áo sờn rách. “Lựa chọn làm việc đến 13h chiều và đối mặt với nguy cơ bị ngất xỉu v́ nắng nóng, hoặc thu nhập bị cắt giảm một nửa”.
Mùa hè tàn khốc đang quét qua Nam Á - khu vực dễ bị tổn thương nhất trước tác động của biến đổi khí hậu.
Các nhà dự báo cho biết đợt nắng nóng cực đoan mà Pakistan và Ấn Độ đang trải qua sẽ c̣n tiếp tục trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần. Đợt nắng nóng đă gây ra những tổn thất chết người.Theo Times of India, tổng số người chết v́ sốc nhiệt ở Ấn Độ trong năm nay đă lên tới 87.
Ở cả Ấn Độ và Pakistan, các bệnh viện cũng báo cáo nhiều người nhập viện v́ say nắng, theo New York Times.
“Đây là sự trừng phạt"
Tại bang Bihar phía bắc Ấn Độ, nhà chức trách cho biết ít nhất 14 người đă tử vong v́ nắng nóng.
10 trong số những người thiệt mạng ở Bihar là nhân viên bầu cử đang chuẩn bị cho cuộc bỏ phiếu được tổ chức tại bang này vào hôm 1/6 - ngày cuối cùng của cuộc bầu cử quốc gia Ấn Độ.
Để giảm bớt nắng nóng, glucose và chất điện giải đă được phân phát cho nhân viên bầu cử. Lều được dựng lên để tạo bóng mát và các b́nh đất nung sẽ cung cấp nước mát.
Tại New Delhi, chính phủ Ấn Độ ngày 1/6 cho biết nhiệt độ cao kỷ lục ghi nhận tuần qua ở vùng thủ đô lên tới 52,9 độ C là sai sót, cao hơn thực tế 3 độ C.
Tuy nhiên, kỷ lục về nhiệt độ của thành phố dường như vẫn bị phá vỡ. Hai trạm thời tiết ở thủ đô cho thấy nhiệt độ là 49 độ C và 49,1 độ C vào ngày 29/5. Cùng ngày, New Delhi ghi nhận ca tử vong chính thức đầu tiên trong năm do nắng nóng.
Tại Jacobabad (Pakistan) - nơi từ lâu được coi là một trong những điểm nóng nhất trên Trái Đất - nhiệt độ lên tới hơn 52,2 độ C vào hôm 26/5, và đạt 51,1°C trong 3 ngày tiếp theo.Cách đó khoảng 120 km, thị trấn Mohenjo Daro của Pakistan đă chạm mức hơn 52,7°C vào hôm 26/5, chỉ kém kỷ lục thiết lập vào năm 2010 một chút.
“Đây không phải là nắng nóng”, Khan, công nhận làm gạch, nói. “Đây là sự trừng phạt, có thể là từ thượng đế”.
Vật lộn để sinh tồn
Nhiệt độ nắng nóng càng tạo thêm thách thức cho Pakistan - quốc gia với 241 triệu dân.
Đối với hơn một triệu người sống ở Jacobabad District, cuộc sống của họ xoay quanh việc không ngừng t́m cách để đối phó với nắng nóng.
Mất điện kéo dài 12 đến 20 giờ mỗi ngày là chuyện thường thấy và một số ngôi làng, thậm chí, hoàn toàn không có điện.
Việc thiếu thốn, không thể đáp ứng cả những nhu cầu thiết yếu như nước sạch và nhà ở phù hợp càng làm trầm trọng thêm sự khổ sở. Hầu hết người dân không đủ khả năng mua máy điều ḥa hoặc các thiết bị thay thế, như pin năng lượng mặt trời và quạt sạc do Trung Quốc sản xuất.
Một tấm pin năng lượng mặt trời để chạy 2 quạt và một bóng đèn tốn khoảng một tháng lương của người lao động ở Jacobabad.Không dừng lại ở đó, cuộc khủng hoảng nước nghiêm trọng đến mức người ta có thể nh́n thấy những con lừa chở can nước trên đường phố. Người dân có thể mua nước tại đây, đổ đầy 5 can nhựa nhỏ với giá 1 USD.
Nhu cầu tăng vọt đă đẩy giá đá lạnh lên cao, khiến mặt hàng thiết yếu này càng khó t́m hơn.
Nhiều người nghèo không có lựa chọn nào khác ngoài việc làm việc ngoài trời. Lúa gạo - huyết mạch của nền nông nghiệp Pakistan - đ̣i hỏi người lao động làm việc vất vả trên đồng ruộng từ tháng 5 đến tháng 7 - thời điểm nóng nhất.
Đối với Sahiba, nông dân 25 tuổi, mỗi ngày đều bắt đầu trước b́nh minh.
Cô nấu ăn cho gia đ́nh, sau đó đi bộ hàng km với những người phụ nữ khác để ra đồng, nơi họ làm việc cực nhọc cho đến chiều dưới ánh nắng gay gắt. Mang thai đứa con thứ 10 được 9 tháng, cô mang trên ḿnh gánh nặng gấp đôi.
“Nếu chúng tôi nghỉ một ngày hoặc nửa ngày th́ không có tiền công ngày, đồng nghĩa với việc các con tôi có thể đói ngay đêm đó”, Sahiba nói.Theo các nhà hoạt động cộng đồng, mỗi mùa hè, 25-30% dân số nơi này sẽ trở thành người tị nạn khí hậu tạm thời.
Một số người t́m nơi ẩn náu ở Quetta - thành phố cách khoảng 298 km về phía bắc, nơi có nhiệt độ dễ chịu hơn.
Những người khác đến thành phố cảng Karachi, cách đó khoảng 499 km về phía nam. Nơi này từng có đợt nắng nóng chết người nhưng cuộc sống c̣n dễ chịu hơn v́ t́nh trạng mất điện ít xảy ra hơn.
“Những người có đủ khả năng có thể lựa chọn thuê nhà ở thành phố mát mẻ hơn, nhưng hầu hết người dân đều nghèo. Họ phải vật lộn để sinh tồn dưới chiếc lều tạm bợ dựng ngoài trời”, Jan Odhano - người đứng đầu Quỹ Phát triển Cộng đồng - tổ chức có trụ sở tại Jacobabad giúp người nghèo chống chọi với nắng nóng, cho biết.
Jansher Khoso, công nhân may mặc 38 tuổi, hiểu rất rơ sự vất vả này.
Năm 2018, mẹ anh phải nhập viện v́ say nắng khi nhiệt độ tăng vọt ở Jacobabad. Từ sau đó, vào tháng 4 hàng năm, anh gửi gia đ́nh đến Quetta - nơi họ ở lại cho đến mùa thu, trong khi anh làm việc ở Karachi. Nhưng nó thường đi kèm với cái giá cao.
“Tôi làm việc 16 giờ ở Karachi để trang trải chi phí cho chuyến di cư tạm thời này, v́ tôi không muốn bất cứ thành viên nào trong gia đ́nh ḿnh chết trong cái nóng khắc nghiệt của Jacobabad”, Khoso cho hay.
|
|