Theo như Công ty khởi nghiệp ở bang Rhode Island (Mỹ) REGENT dự định chính thức có những chiếc tàu lượn biển lai giữa máy bay và tàu thủy hứa hẹn trở thành tương lai mới của giao thông khu vực ven biển toàn thế giới, để đưa hành khách bay thử trên mẫu tàu lượn biển (seaglider) mang tên Viceroy, chạy bằng điện.
Kết hợp máy bay và tàu thủy
Cuối năm nay, Công ty khởi nghiệp ở bang Rhode Island (Mỹ) REGENT dự định chính thức đưa hành khách bay thử trên mẫu tàu lượn biển (seaglider) mang tên Viceroy, chạy bằng điện nặng 6,8 tấn, có sải cánh gần 20m, bay cách mặt biển từ 6-9m.
Trước đó, năm 2022, REGENT mới chỉ dừng lại thử nghiệm ở phiên bản nhỏ với kích thước bằng 1/4 nguyên bản, nặng gần 200kg, sải cánh hơn 5m, có khả năng điều khiển từ xa.
“Tới đây, chúng tôi sẽ thử nghiệm vận tải hành khách bằng tàu lượn biển chạy bằng điện đầu tiên có sức chứa tối đa 12 khách, phạm vi hoạt động lên tới gần 300km, cạnh tranh trực tiếp với các phà nhỏ và thủy phi cơ”, ông Thalheimer chia sẻ.
Tàu lượn biển chỉ bay cao tối đa 9m so với mặt nước để tận dụng hiệu ứng mặt đất, giúp các phương tiện bay khai thác sức nâng hiệu quả khi bay gần bề mặt, mang đến trải nghiệm êm ái. (Ảnh: REGENT)
Những phương tiện bay lai tàu thủy này có khả năng di chuyển trên biển như những con thuyền b́nh thường. Sau khi tăng tốc, tàu lượn biển sẽ sử dụng cánh ngầm để lướt trên mặt nước.
Khi đạt đến trạng thái hợp lư, các cánh ngầm sẽ thu lại để phương tiện bắt đầu cất cánh bay lên không trung.
Khác với các loại máy bay truyền thống, tàu lượn biển sẽ chỉ bay ở độ cao tối đa 9 mét so với mặt nước, giúp các phương tiện bay tận dụng sức nâng hiệu quả khi bay gần bề mặt, mang đến trải nghiệm êm ái, giảm lực cản đáng kể so với các chuyến bay và chuyến tàu thủy thông thường.
Tuy nhiên nhà sản xuất tàu lượn biển phải đối mặt với nhiều vấn đề nan giải. Trước hết các phương tiện phải có khả năng chịu được những tác động của sóng biển. Những đợt sóng lớn sẽ khiến tàu thuyền lắc lư, gập ghềnh, thậm chí khiến phương tiện không thể hoạt động.
V́ thế, REGENT đă lắp đặt các cánh ngầm bên dưới tàu lượn biển, qua đó có thể vận hành êm ái trước những đợt sóng cao đến hơn 1,5m.
Thách thức thứ hai là tính linh hoạt khi hoạt động trong các bến cảng. Các tàu lượn biển không có cơ chế lái trên mặt nước, do đó thiếu an toàn khi vận hành tại các bến cảng đông đúc phương tiện. Lúc này, các cánh ngầm lại phát huy hiệu quả, cho phép các tàu chạy lướt qua cảng, sau đó sẽ cất cánh và ổn định trên không trung khi đi vào vùng nước rộng.
Cuối cùng là vấn đề an toàn. Thực tế các phương tiện ứng dụng hiệu ứng mặt đất cũ giống máy bay hơn là tàu thủy, yêu cầu phải có phi công điều khiển xuyên suốt hành tŕnh. Với quan điểm của các phi công, cách bay này không khác ǵ máy bay đang hạ cánh trong suốt toàn bộ hành tŕnh bay, gây áp lực rất lớn cho người lái.
Tuy nhiên các tàu lượn biển thế hệ mới của REGENT được trang bị cảm biến điều khiển bay và hệ thống phần mềm hiện đại đến bất ngờ, hỗ trợ người lái làm cả những công việc như tự điều hướng, liên lạc, tự lập kế hoạch di chuyển, tự bay. Công việc duy nhất các thuyền trưởng phải làm là điều khiển tàu sang trái, sang phải, điều chỉnh tốc độ nhanh chậm.
REGENT khẳng định, chi phí vận hành tàu lượn biển chỉ bằng một nửa so với máy bay, nhưng tốc độ nhanh gấp 6 lần phà đồng thời giảm bớt tiếng ồn và không phát thải.
Đă có đơn đặt hàng 600 chiếc
Giám đốc REGENT cho biết, đă có nhiều khách hàng đặt mua tàu lượn biển để vận chuyển hành khách giữa các thành phố, kết nối các ḥn đảo. Số lượng đơn đến nay đă lên tới hơn 600 chiếc với tổng giá trị hơn 9 tỷ USD (gần 230 ngh́n tỷ đồng).
Hăng hàng không Surf Air Mobility đă đặt mua và dự định sử dụng để kết nối các đảo thuộc quần đảo du lịch nổi tiếng Hawaii (Mỹ), vận chuyển hành khách dọc bờ biển Miami (bang Florida, Mỹ), tới các đảo ngoài khơi Key West và sang cả quốc đảo Bahamas.
Nhiều hăng vận tải trên khắp thế giới bày tỏ quan tâm đến loại phương tiện này để kết nối giao thông khu vực ven biển. (Ảnh: REGENT)
Ở châu Âu, hăng vận tải Brittany Ferries từ lâu đă bày tỏ sự quan tâm đến các tàu lượn biển kết nối Anh và Pháp qua eo biển Manche, trong khi REGENT cũng triển khai nhiều thỏa thuận sử dụng tàu lượn biển chở khách từ vùng miền nam nước Pháp tới Italia và kết nối các ḥn đảo của Hy Lạp.
Ngoài ra c̣n có hăng hàng không Japan Airlines (Nhật Bản) và Ocean Flyer (New Zealand) cũng sẽ là những đơn vị đầu tiên cung cấp dịch vụ vận tải hành khách bằng tàu lượn biển.
Hiện chủ yếu các tàu lượn biển được sản xuất ở Bắc Mỹ, tuy nhiên REGENT mới đây đă kư thỏa thuận với chính phủ Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) để xây dựng nhà máy thứ hai tại đây nhằm mục tiêu phục vụ khách hàng trong khu vực và trên khắp châu Âu, châu Á.
Công ty cũng hướng tới kết nối thủ đô Abu Dhabi của UAE và thành phố Dubai giàu có và các ḥn đảo của UAE bằng loại phương tiện độc đáo này, tăng cường phục vụ du lịch và giảm ùn tắc giao thông.
Tàu lượn biển REGENT đang tiến hành thử nghiệm thực tế. (Ảnh: REGENT)
Đặc biệt, sau khi vận hành mẫu tàu Viceroy, REGENT dự kiến tiếp tục ra mắt ḍng phương tiện quy mô lớn hơn tên Monarch, sức chứa lên đến 100 hành khách, dự kiến đi vào hoạt động trước năm 2030. Tuy nhiên nhà sản xuất đang phải cải thiện hệ thống pin để tăng phạm vi hoạt động lên đến hơn 800km.
Dù đánh giá cao về tính khả thi về mặt công nghệ nhưng nhiều chuyên gia bày tỏ băn khoăn trước những rào cản quy định và thương mại để đưa loại phương tiện mới này vào hoạt động.
Các chuyên gia cho biết thêm, ngoài các tính năng sẵn có của phương tiện, cũng cần lưu ư đến công tác đào tạo, xây dựng cơ sở hạ tầng, khả năng cung cấp các dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa, phụ tùng của tàu lượn biển.