6/25
LONG AN, Việt Nam (NV) – Hôm 25 Tháng Sáu, tại trụ sở Viện Kiểm Sát Tỉnh Long An, ông Lâm Hồng Sơn, 68 tuổi, Việt kiều Mỹ, đă được Viện Kiểm Sát hai tỉnh Long An và An Giang trao quyết định bồi thường 2.9 tỷ đồng ($113,912) sau 34 năm ṛng ră đi kiện do hai lần bị bắt giam oan, khiến tán gia bại sản.
Trong đó, Viện Kiểm Sát Tỉnh An Giang bồi thường hơn 2 tỷ đồng ($78,560) về “thiệt hại tinh thần,” và gần 700 triệu đồng ($27,496) “thu nhập thực thế bị mất và chi phí khác” cho ông Sơn. C̣n Viện Kiểm Sát Tỉnh Long An chỉ bồi thường hơn 209 triệu đồng ($8,209).
Ông Lâm Hồng Sơn nhận quyết định bồi thường, sáng 25 Tháng Sáu. (H́nh: Hoàng Nam/VNExpress)
Theo ghi nhận của báo VNExpress, buổi lễ chỉ diễn ra chớp nhoáng trong vài phút.
Theo một lănh đạo Viện Kiểm Sát Tỉnh Long An, sau khi nhận quyết định giải quyết bồi thường, ông Sơn có 15 ngày khiếu nại không đồng ư quyết định. C̣n nếu đồng ư, Viện Kiểm Sát sẽ tiếp tục lập dự trù ngân sách để chi trả tiền cho ông Sơn.
Nói với báo đài, ông Sơn cho biết ḿnh yêu cầu bồi thường gần 6 tỷ đồng ($235,680), nhưng không thể cung cấp đầy đủ các chứng cứ thiệt hại do thời gian xảy ra sự việc đă 34 năm. V́ vậy, hiện đồng ư với mức bồi thường này và mong nhận tiền sớm.
“Việc oan sai coi như đă tạm thỏa măn. Nhưng tôi vẫn c̣n đang tiếp tục đeo đuổi vụ kiện dân sự, yêu cầu Công An Tỉnh An Giang giao trả lại số tiền tôi đă đầu tư vào công ty thời bấy giờ, cũng như thiệt hại về số hàng hóa nhập cảng, hợp đồng xuất cảng bị phá vỡ… Tổng số tiền tôi đang khiếu kiện là gần $4 triệu. Ṭa Án Tỉnh An Giang đă thụ lư gần bốn năm nay,” ông Sơn nói thêm.
Trước đó hôm 28 Tháng Năm, Viện Kiểm Sát hai tỉnh trên đă tổ chức buổi minh oan, xin lỗi công khai “phục hồi danh dự” cho ông Sơn do bị công an bắt giam oan hai lần trong năm 1990 và 1991, với cáo buộc “lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và trốn thuế.”
Theo hồ sơ vụ án, hồi Tháng Tư, 1988, Ban Chỉ Huy Cảnh Sát Công An Tỉnh An Giang kư hợp đồng với ông Sơn về việc mở cơ sở chế biến thức ăn gia súc tại địa phương.
Ông Sơn bỏ ra 30 lượng vàng để xây cất nhà xưởng và mua sắm trang thiết bị, được công an cho làm giám đốc xí nghiệp, tiến hành hoạt động và nộp một số tiền khoán mỗi tháng cho Công An Tỉnh An Giang.
Một năm sau, Công An Tỉnh An Giang tiếp tục dùng mặt bằng này liên doanh với đối tác Thái Lan, thành lập công ty Ancresdo kinh doanh dịch vụ. Ông Sơn được bổ nhiệm làm giám đốc do có kinh nghiệm làm ăn.
Đầu năm 1990, khi ông Sơn đang thực hiện hợp đồng mua bán sắt giữa Ancresdo và công ty Kinh Doanh Tổng Hợp huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An, th́ Công An Tỉnh An Giang bất ngờ phát đi thông báo “ông Sơn không phải là người của Ancresdo.”
Công An Tỉnh Long An bắt, khởi tố ông Sơn với cáo buộc “lừa đảo chiếm đoạt tài sản xă hội chủ nghĩa.”
Trong khi Công An Tỉnh Long An đang thụ lư vụ án, th́ Công An Tỉnh An Giang làm biên bản “xin mượn bị can hai ngày để làm việc” nhưng giam ông Sơn luôn ba tháng, với cáo buộc “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xă hội chủ nghĩa.” Đồng thời, chuyển hồ sơ sang Viện Kiểm Sát tỉnh truy tố ông Sơn về tội “trốn thuế” trong vụ nhập cảng 13 chiếc xe hơi.
Thế nhưng sau khi điều tra, Cơ Quan Điều Tra Công An Tỉnh Long An kết luận, việc bắt oan ông Sơn “liên quan trách nhiệm của một số cán bộ Công An Tỉnh An Giang.”
Ông Sơn bên đống hồ sơ nhiều năm khiếu kiện, kêu oan. (H́nh: Vĩnh Phúc/VNExpress)
Hơn một năm sau, Viện Kiểm Sát Tỉnh An Giang cũng cho rằng căn cứ buộc tội ông Sơn “không vững chắc” nên ra quyết định trả tự do và đ́nh chỉ điều tra.
Ông Sơn cho biết, cuộc sống gia đ́nh bị đảo lộn từ khi ông bị bắt oan. Khi ra tù, tán gia bại sản, ông phải bán căn nhà ở quận 1, Sài G̣n, để trang trải cuộc sống và lo cho các con.
Tuy nhiên, các cơ quan tố tụng hai tỉnh chỉ xem đây là “bài học kinh nghiệm sâu sắc trong quá tŕnh thực hiện nhiệm vụ trong thời gian tới.” (Tr.N)
|
|