Ngày đầu tới Mỹ khởi nghiệp chưa có tay nghề vững nhưng với nỗ lực, chăm chỉ, Dung dần nhận được sự tin tưởng của khách. Có khách chấp nhận chờ cô 5 tiếng để làm được bộ móng đúng ư.
7 triệu đồng khởi nghiệp và "cú ngă" 300 triệu
Rời quê nhà ở Đồng Nai lên TPHCM học đại học, từ năm thứ 3, Dung không muốn phụ thuộc gia đ́nh mà muốn t́m một công việc làm thêm bởi bản tính vốn thích tự lập.
Đó là thời điểm năm 2009, Dung may mắn được một người bạn chỉ cho chỗ lấy quần áo bỏ sỉ rồi đem bán lại cho các tiểu thương ở các chợ dân sinh khắp thành phố. Lúc này vốn liếng chưa có, cô xin bố mẹ 7 triệu đồng để khởi nghiệp.
Với Dung, con số 7 triệu đồng ở thời điểm đó rất lớn, nhưng so với số vốn cần để gia nhập thị trường th́ chỉ như "muối bỏ bể". Bắt đầu từ những món hàng rẻ nhất, đều đặn mỗi tuần, cô lại lấy áo thun từ các xưởng may để bỏ mối bán lại.
Dần được tin tưởng, về sau cô gái sinh năm 1988 không phải bỏ vốn nhiều. Cứ thế cặm cụi vừa học vừa làm, mức thu nhập của Dung trung b́nh mỗi tháng cũng lên tới 20 triệu đồng.
Sau khoảng một năm tích cóp được số vốn 300 triệu đồng, Dung tính toán cách làm "dài hơi". Cô không đi nhập hàng như trước mà tự đầu tư máy móc để làm xưởng may tại quê nhà thuộc xă Gia Kiệm (huyện Thống Nhất, Đồng Nai). Xưởng mở trùng với thời điểm Dung tốt nghiệp, ra trường.
Nhà xưởng nhỏ với khoảng 7-8 công nhân, tân cử nhân đă mất trắng toàn bộ số tiền đầu tư 250 triệu chỉ trong một thời gian ngắn.
Thấy vậy, ba cô khuyên nhủ con gái nên kiếm một công việc văn pḥng với mức lương vừa đủ cho nhàn thân. Cô cũng được một vài công ty chấp nhận trả lương 7 triệu đồng/tháng nhưng bản thân không cam tâm.
"Tôi từng kiếm được vài chục triệu một tháng nên nghĩ đến cảnh tự bó buộc bản thân với đồng lương ba cọc ba đồng, thực sự không hợp với tính cách", Dung nghĩ.
Rồi cô thuyết phục mẹ cho ḿnh cơ hội khởi nghiệp lần nữa. Thấy con gái quyết tâm, mẹ Dung cũng xiêu ḷng và cấp vốn thêm lần nữa.
"Lúc này tôi chuyển hướng sang làm mặt hàng mới là quần boxer nam (loại quần lót của nam giới, thiết kế dạng sịp đùi - PV). Sẵn nhà xưởng, tôi bỏ ra 200 triệu đồng để nhập vải về may, thuê mướn thêm nhân công. Sau đó, tôi đi khắp chợ An Đông, chợ Tân B́nh, TPHCM để bỏ mối", cô nhớ lại.
Thời điểm này, quần boxer vẫn khá mới mẻ trên thị trường nên tiểu thương nhập hàng c̣n e dè. Nhưng không ngờ chỉ sau vài tuần, loại đồ lót này tạo ra hiệu ứng, hàng gửi sạp nào cũng bán hết veo.
Năm 2012 trong một tháng đầu, nhà xưởng của Dung bán ra 3.000 chiếc. Đến năm 2014, xưởng phải sản xuất từ 15.000 đến 20.000 chiếc mới đủ cung cấp cho các đơn hàng.
Đây là thời điểm Dung quen chồng ḿnh sau này, anh Tuân. Cả hai sống gần nhà, cùng trong xă nhưng gia đ́nh Tuân đă định cư ở Mỹ. Ban đầu cả hai mới chỉ t́m hiểu, chưa dám chắc về tương lai v́ khoảng cách xa xôi về địa lư.
Tới năm 2015, cặp đôi quyết định về chung một nhà. Tháng 10/2017, Dung được chồng bảo lănh sang Mỹ sinh sống. Mục đích ban đầu của cô gái trẻ là có thẻ xanh rồi sẽ trở về Việt Nam điều khiển nhà xưởng v́ công việc vẫn suôn sẻ.
Tuy nhiên, bản thân cô cũng không mường tượng được cuộc đời ḿnh lại rẽ sang trang mới.
Bước ngoặt từ nửa ṿng trái đất
Trước khi Dung sang Mỹ, một người chú họ bên nội rủ hai vợ chồng cùng chung vốn mua lại một tiệm làm móng (nail) tại thành phố Mc Donough (Mỹ) với số tiền khoảng 475.000 USD.
Biết ngành công nghiệp nail ở Mỹ có lợi nhuận rất cao, lại thấy cửa tiệm nằm ở vị trí thuận lợi thuộc trung tâm thành phố, hai vợ chồng cô quyết định xuống tiền.
Tuy nhiên, ngày đầu đặt chân tới đất Mỹ, Dung gặp rất nhiều chật vật. Cô thừa nhận bản thân chưa hề có nền tảng ngoại ngữ v́ không bao giờ nghĩ sẽ ra nước ngoài làm việc. Ban đầu, cô không thể giao tiếp với khách hàng và nhân viên trong cửa tiệm, lại chưa có nghề trong tay nên phải loay hoay từ con số 0.
"Cứ buổi tối đi làm về, tôi lại lên mạng tự học. Tôi xem rất nhiều video dạy cách làm móng rồi mày ṃ tập theo. Nghề này rất cần sự tỉ mỉ, kiên tŕ và khéo léo. Sau 3 tháng, tôi đă có thể học nghề cơ bản. Thời điểm đó, không nhiều thợ làm móng biết vẽ theo sở thích của khách, nên đây là lợi thế của tôi", cô nói.
Sau một thời gian quan sát và t́m hiểu, cô nhận thấy nếu như ở Việt Nam, khách thích vẽ hoa lá lên móng, th́ thị hiếu của khách Mỹ khác hẳn. Khách đ̣i hỏi thợ phải có mắt nh́n, kỹ thuật sắp xếp sắc sảo, biết đắp bột mịn, phẳng, cần có kiến thức, thẩm mỹ và sự khéo léo.
Dung bắt nhịp công việc khá nhanh. Sau vài tháng cô đă thành thạo các kỹ thuật. V́ biết vẽ thiết kế lên móng nên nhiều khách t́m tới v́ muốn Dung làm trực tiếp, chi phí khi đó khoảng 150 USD (3,7 triệu đồng) mỗi bộ. Thậm chí, có những vị khách sẵn ḷng chờ 5 giờ để được cô làm cho bộ móng đúng ư muốn.
Ngày hai vợ chồng cô cùng người chú họ điều hành tiệm móng đầu tiên vào tháng 10/2017, mọi thứ rất khó khăn v́ quán vắng khách, doanh thu chỉ khoảng 60.000 USD/tháng (chưa trừ các chi phí). Trong đó, chỉ riêng mức lương phải trả cho mỗi thợ khoảng 8.000 USD/tháng.
Sau khoảng nửa năm nỗ lực phấn đấu, Dung đă đẩy doanh thu cửa tiệm lên mức 130.000 USD/tháng. Tới năm 2020, doanh thu mỗi tháng của quán lên tới 240.000 USD (chưa trừ chi phí). Khi đó, Dung quyết định giao lại tiệm cho chú để bắt tay xây dựng cơ sở mới.
Tháng 1/2021, cửa tiệm thứ 2 mở cửa ở thành phố Locust Grove thuộc quận Georgia. Nhờ kinh nghiệm tích lũy được, Dung nhanh chóng nắm bắt mọi quy tŕnh trước khi bắt đầu cửa tiệm mới. Cô tự tay chọn địa điểm, tích lũy đủ điểm cá nhân để có thể đứng tên một mặt bằng kinh doanh, xin giấy phép…
Ngay tuần đầu tiên, lượng khách rất khả quan v́ nhiều người quen tới ủng hộ Dung. Nhưng chỉ ít tuần sau đó, "băo" Covid-19 ập tới. Có thời điểm hầu hết nhân viên của tiệm đều bị nhiễm bệnh nhưng vẫn ráng sức đi làm để giữ chân khách.
Khi thu nhập của tiệm thứ 2 lên tới 240.000 USD/tháng vào năm 2022 với tổng số thợ 35 người, vợ chồng cô lại hùn vốn cùng cổ đông để mở tiệm thứ 3 cũng tại thành phố Mc Donough.
Nơi tụ hội của người Việt xa xứ
Nh́n lại chặng đường đă đi qua gần chục năm, chị Dung cho rằng bản thân thực sự may mắn khi có được nhiều đồng nghiệp giỏi nghề và nhiệt huyết gắn bó với ḿnh. Đó đều là những lao động người Việt Nam sang Mỹ lập nghiệp, đến từ nhiều vùng quê, từ Bắc vào Nam.
Chị Anh Phạm (28 tuổi, quê Sóc Trăng) sang Mỹ từ năm 2014. Biết nghề làm móng ở Mỹ rất phát triển trong cộng đồng người Việt, chị đi học nghề và được cấp chứng chỉ hành nghề. Chị là một trong những thợ cứng của tiệm, gắn bó với Dung từ năm 2021 đến nay.
"Mức lương trung b́nh mỗi tháng của tôi khoảng 8.000 USD, chưa kể tiền tip của khách. Nguồn thu nhập ổn định giúp tôi có cuộc sống tại Mỹ dễ thở hơn nhiều", cô gái Sóc Trăng tâm sự.
Không chỉ gây dựng sự nghiệp riêng, Dung c̣n rất mong muốn góp một phần nhỏ của ḿnh để hỗ trợ những lao động xa xứ.
"Tôi không bao giờ quên những khó khăn ngày đầu ở Mỹ nên luôn muốn hỗ trợ anh em đồng hương nơi xứ người. Hiện cả 6 tiệm nail của tôi đều sử dụng 100% lao động người Việt. Ưu tiên hàng đầu của tôi là những người vừa qua Mỹ, chưa có nghề, thiếu kinh nghiệm, chúng tôi chấp nhận đào tạo từ đầu.
Chỉ cần người lao động có sự trung thực, chăm chỉ, giỏi nghề và biết cách quản lư tốt sẽ dần "lên lon", từ thợ thành chủ cửa tiệm. Hiện những thợ xuất sắc nhất từ các tiệm cũ đều được tôi chấp nhận cho góp vốn đầu tư cửa hàng để chia cổ phần. Đó cũng là cách tôi giữ người và tạo động lực để anh chị em nỗ lực hơn", chị Dung bộc bạch.