Ông Nguyễn Trung Vinh, tay trống của ban nhạc Phượng Hoàng ở Sài G̣n trước 1975, qua đời vào sáng 25 Tháng Mười tại pḥng trọ ở Lái Thiêu, tỉnh B́nh Dương. Hưởng thọ 79 tuổi.
Ban nhạc Phượng Hoàng gồm những thành viên chủ chốt là hai nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang, Lê Hựu Hà, cùng ca sĩ Elvis Phương và tay trống Nguyễn Trung Vinh.
Tên tuổi của ban nhạc gắn liền với những ca khúc nhạc trẻ thuần Việt tại Sài G̣n trước năm 1975 như: “Tôi Muốn,” “Mặt Trời Đen,” “Huyền Thoại Người Con Gái,” “Kho Tàng Của Chúng Ta,” “Hăy Ngước Mặt Nh́n Đời”…
Sau khi ông Vinh qua đời tại một pḥng trọ rộng chỉ 12 mét vuông, linh mục tại một nhà thờ ở địa phương đến nhà làm lễ.
Sau đó, người em vợ ông Vinh đưa linh cữu ông đi hỏa thiêu, tro cốt sẽ gửi tại nhà thờ.
“Chúng tôi neo người nên không làm tang lễ,” gia đ́nh ông Nguyễn Trung Vinh cho hay.
Bản tin cũng cho hay, trước khi qua đời, ông Vinh bị huyết áp cao, đột quỵ ba lần khiến sức khỏe suy sụp, năo nhũn và liệt hai chân hồi năm 2015, 2016.
Báo Tuổi Trẻ hôm 25 Tháng Mười dẫn lời ông Văn Bảy, người tổ chức bản thảo cho cuốn sách “Ban Nhạc Phượng Hoàng – The Beatles Của Sài G̣n” xuất bản hồi năm 2021, tiền thu được từ tác phẩm này từng được dành để giúp ông Nguyễn Trung Vinh trang trải cuộc sống.
“Sống trong hoàn cảnh tận cùng, nghèo không thể nghèo hơn nữa, anh vẫn cười rất tươi. Mỗi lần nhắc tới ban nhạc Phượng Hoàng, gương mặt anh Vinh đều rất hân hoan, vui vẻ rồi khóc. Lần nào cũng như lần nào. Có lẽ anh cũng rất nhớ một thời oanh liệt, rực rỡ đó,” ông Bảy kể về ông Vinh.
Theo Wikipedia, ban nhạc Phượng Hoàng ra mắt vào hồi Tháng Sáu, 1971, tại pḥng trà Đêm Màu Hồng ở Sài G̣n.
So với các ban nhạc khác cùng thời, ban nhạc Phượng Hoàng nổi bật nhờ việc tŕnh diễn các ca khúc nhạc pop, rock thuần Việt do chính hai thành viên Lê Hựu Hà và Nguyễn Trung Cang sáng tác.
Chất giọng đặc trưng của Elvis Phương cũng góp phần làm nên tên tuổi của ban nhạc.
Sau ngày 30 Tháng Tư, 1975, ban nhạc Phượng Hoàng tan ră.
“Với anh Vinh, Phượng Hoàng là lẽ sống, nên nhắc lại là anh khóc. Nếu không có Phượng Hoàng, anh ấy không đủ kỷ niệm và nghị lực để sống tiếp. Sau 1975, anh sống dưới đáy xă hội, chạy xe ba gác để kiếm sống,” ông Văn Bảy nói với Tuổi Trẻ.
Theo ông Bảy, ông Vinh chơi trống trong một khoảng thời gian không phải là dài, chừng 15 năm đổ lại.
Sau năm 1975, v́ nhiều lư do, rồi sức khỏe, ông không c̣n lên sân khấu nữa. Dù vậy dấu ấn ông Vinh để lại trong giới chơi nhạc rất đậm nét.
Đến năm 2019, phim “Mắt Biếc” ra rạp tại Việt Nam được ghi nhận sử dụng một số bản nhạc của ban Phượng Hoàng.