Khi người Mỹ bỏ phiếu, những người lính Ukraine kiệt sức vẫn tiếp tục bám trụ trên chiến trường, biết rằng kết quả ở Washington sẽ quyết định tương lai của họ.Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sắp tới chắc chắn sẽ quyết định quỹ đạo của cuộc xung đột ở Ukraine. Thậm chí một số người ở Kiev cho rằng sự tồn tại của Ukraine phụ thuộc vào việc ai sẽ giành chiến thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm nay.
Cuộc xung đột ở Ukraine là một trong những vấn đề gây chia rẽ nhất của cuộc bầu cử ngày 5/11: Cựu Tổng thống Donald Trump và Phó Tổng thống Kamala Harris ủng hộ quan điểm rất khác nhau về mức độ hỗ trợ mà Mỹ nên tiếp tục dành cho Ukraine.
Sau chuyến công du chớp nhoáng đến phương Tây, Tổng thống Volodymir Zelensky cố gắng thuyết phục các nhà lănh đạo về "kế hoạch chiến thắng" của Kiev, với hy vọng những quyết định quan trọng sẽ được đưa ra trước khi Mỹ có chính quyền mới.
Tuy nhiên, đến giờ Ukraine không c̣n lựa chọn nào khác ngoài việc chờ đợi.
"Chúng tôi tin rằng bất kể tổng thống tương lai của Mỹ là ai, Washington sẽ không từ bỏ vai tṛ lănh đạo. Và điều này chỉ có thể thực hiện được thông qua việc ủng hộ Ukraine và đánh bại Nga", ông Mykhailo Podolyak, cố vấn của Tổng thống Zelensky cho biết.
Bà Harris có thể sẽ tiếp tục chính sách của Tổng thống Biden, dù chưa biết ở mức độ nào.
"Tổng thống Biden nói rơ ngay từ đầu cuộc xung đột này, rằng ưu tiên hàng đầu của ông là tránh chiến tranh toàn diện với Nga. Tôi nghĩ đó vẫn là ưu tiên hàng đầu của Mỹ trong thời gian tới", Malcom Chalmers - Phó tổng giám đốc tại Viện Dịch vụ thống nhất hoàng gia ở London, nhận định.
Mỹ đă cung cấp cho Ukraine hơn 59,5 tỷ USD vũ khí và hỗ trợ kể từ khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt vào tháng 2/2022. Nhưng trong thời gian đó, t́nh h́nh chiến trường Ukraine cũng bị ảnh hưởng đáng kể bởi những xáo trộn trên chính trường Mỹ.
Ukraine mất lănh thổ và nhân lực trong 6 tháng chờ Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới. Những gói viện trợ đă hứa cũng không đến đúng hạn hoặc không đủ số lượng.
Triển vọng mơ hồ
Ukraine vẫn hy vọng phương Tây sẽ cho phép dùng vũ khí viện trợ để tấn công vào sâu trong lănh thổ Nga. Ukraine cũng đang kiểm soát hàng trăm kilômét vuông ở tỉnh Kursk của Nga sau chiến dịch tấn công từ tháng 8.
Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Lloyd Austin công bố một gói viện trợ 400 triệu USD trong chuyến thăm gần đây đến Ukraine. Tổng thống Zelensky cho biết ông chờ đợi một gói khác trị giá 800 triệu USD. Vẫn c̣n gói 8 tỷ USD nữa dự kiến được thực hiện vào cuối năm.
Nhưng đối với một số người, tất cả đă quá muộn.
"Nếu số tiền viện trợ đă hứa được thực hiện đúng tiến độ, chúng ta có thể đă bước vào bàn đàm phán ở vị thế mạnh hơn với Nga", Trung tướng Ihor Romanenko - cựu phó tổng tham mưu trưởng quân đội Ukraine, cho biết.
Ông Trump đă nhiều lần phản đối việc viện trợ cho Ukraine, đưa ra tuyên bố mơ hồ rằng ông có thể chấm dứt cuộc xung đột một cách nhanh chóng, đồng thời dành những lời khen ngợi cho Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Ông Trump được đánh giá là người rất khó đoán. Một số quan chức Ukraine thậm chí tỏ ra lạc quan về tính cách này, cho rằng có thể giúp mang lại kết quả nhanh hơn. Tuy nhiên, vẫn chưa biết ông Trump có thể đưa ra những quyết định như thế nào.
"Ông ấy nhấn mạnh, rằng ông sẽ có cách tiếp cận rất khác bà Harris trong vấn đề Ukraine. Nếu đúng như vậy, sắp tới sẽ là một giai đoạn rất khó khăn đối với Ukraine", Chalmers nhận định.
"Nếu viện trợ bị cắt, t́nh h́nh sẽ trở nên phức tạp hơn. Nga sẽ tiếp tục kiểm soát các vùng đất của Ukraine, nhưng chúng tôi chưa biết tốc độ sẽ như thế nào”, ông Romanenko nói.
Tổng thống Zelensky đă tŕnh bày “kế hoạch chiến thắng” với cả ông Trump và bà Harris. Ông cho biết Ukraine hy vọng sẽ có câu trả lời từ Washington sau cuộc bầu cử, đặc biệt là vấn đề kết nạp vào Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Cả Ukraine và Nga đều đang chịu áp lực đáng kể về kinh tế và xă hội để duy tŕ cuộc xung đột. Ông Zelensky gần đây đề cập công khai đến khả năng ngừng bắn một phần, nhưng vẫn c̣n những câu hỏi lớn về số phận các vùng lănh thổ mà Nga đang kiểm soát.
|