Theo Swiss Info, chính phủ Nga đă phải nhờ tới sự hỗ trợ của 2 quốc gia nhằm kiềm chế một cuộc khủng hoảng đang "hoành hành".
Chính phủ Nga vào cuộc khẩn
Hăng tin CBC (Canada) ngày 2/11 đưa tin, kinh tế Nga đang gặp phải trở ngại lớn sau khi giá bơ tại nước này tăng vọt v́ lạm phát tăng cao, làm biến dạng một số bộ phận của nền kinh tế.
"T́nh h́nh khan hiếm bơ đang leo thang. Chúng tôi sẽ không ngạc nhiên nếu bơ lặp lại t́nh huống của năm ngoái với trứng" - Các nhà kinh tế trên kênh Telegram nổi tiếng MMI của Nga cảnh báo, đề cập đến đợt tăng giá trứng trước đây khiến người tiêu dùng lo lắng.
Trong cuộc họp báo thường niên tháng 12/2023, Tổng thống Putin đă phải gửi lời xin lỗi tới người dân Nga v́ để cho giá trứng và giá thịt gà tăng quá nhanh.
Nga đang rơi vào một cuộc khủng hoảng bơ tương đối nghiêm trọng. Ảnh: Politico
Theo hăng tin RBC (Nga), t́nh h́nh bắt đầu bùng nổ vào ngày 16/9 khi tờ Izvestia (Nga) trích dẫn dữ liệu của Tổng cục Thống kê Liên bang Nga (Rosstat) cho biết, giá bơ tại Nga đă tăng 7,9% trong tháng 8 và tháng 9 vừa qua, tổng cộng tăng gần 18% kể từ tháng 12 năm ngoái. Tới cuối tháng 10, con số này đă tăng lên 25,7%.
Hăng tin Reuters (Anh) cho biết, mức tăng này tương đương với tỷ lệ lạm phát 8,6%. Đáng lưu ư, một hóa đơn mà phóng viên của hăng tin Reuters (Anh) có được cho thấy, giá một gói bơ cao cấp Brest-Litovsk tại Moscow đă tăng 34% kể từ đầu năm lên 239,96 rúp.
T́nh h́nh đă khiến chính phủ Nga can thiệp khẩn. RBC cho biết, theo quy định, chính phủ có quyền can thiệp nếu giá của một mặt hàng tăng từ 10% trở lên trong 60 ngày liên tiếp.
Duma Quốc gia Nga cũng vào cuộc. Phó Chủ tịch Hạ viện Nga Boris Chernyshov đă yêu cầu Bộ Phát triển Kinh tế giám sát giá cả các mặt hàng thiết yếu. Nếu phát hiện giá tăng cao một cách bất thường, ông đề nghị chính phủ đặt ra giới hạn giá để bảo vệ người tiêu dùng.
Theo Cơ quan Chống Độc quyền Liên bang Nga (FAS), nguyên nhân khiến giá bơ tăng là do chi phí sản xuất tăng, bao gồm cả chi phí mua sữa tươi và chất béo từ sữa.
Trước đó, các nhà sản xuất bơ lớn tại Nga đă đồng loạt giảm sản lượng và tạm dừng giao hàng cho các chuỗi bán lẻ, đồng thời cảnh báo về việc giá bơ tăng.
Công ty H&N (thương hiệu Prostokvashino) đă thông báo cho các nhà bán lẻ về việc tạm dừng giao bơ với 72,5% và 82% hàm lượng chất béo từ ngày 1/9. Theo H&N, nguyên nhân là do giá bơ toàn cầu tăng, nhu cầu cao đối với các nhà máy chế biến sữa, trong khi lượng dự trữ nhỏ.
Hiện một số nhà máy sữa tại Nga đă hạn chế khối lượng giao hàng, trong khi những nơi khác cảnh báo về t́nh trạng gián đoạn vận chuyển hàng hóa.
Trộm bơ hoành hành
Theo CBC, giá tăng cao đă dẫn tới một loạt vụ trộm bơ tại các siêu thị ở Nga. Trước t́nh h́nh đó, một số nhà bán lẻ đă phải đặt từng khối bơ vào hộp nhựa để ngăn chặn hành vi trộm cắp.
Giới chức Nga đang theo dơi chặt chẽ t́nh h́nh. Phó Thủ tướng Nga phụ trách nông nghiệp Dmitry Patrushev cho biết, ông đă gặp các nhà sản xuất và bán lẻ sữa lớn tại Nga để t́m hiểu các vấn đề bất cập.
Ngoài bơ, một số mặt hàng khác như trái cây và rau củ ở Nga cũng đang tăng giá.
"Giá bơ đă tăng, một số loại trái cây và ra củ cũng vậy, khoai tây và bắp cải rất đắt" - Bà Elena, một phụ nữ về hưu ở Moscow cho biết.
"Chúng tôi cần ăn bơ mỗi sáng. Chúng tôi mua sữa, phô mai, xúc xích, trứng, bánh ḿ, và 1,500 rúp đă đi đâu? Giá cả đang rất đắt đỏ. Không rơ tại sao giá lại tăng" - Ông Sergei Popov, khách hàng tại một siêu thị ở Nga cho hay.
Moscow "cầu viện" UAE và Thổ Nhĩ Kỳ
Theo trang tin tức Swiss Info (Thụy Sĩ), chính phủ Nga đă phải nhờ đến sự hỗ trợ của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và Thổ Nhĩ Kỳ nhằm kiềm chế giá bơ tăng cao. Hiện 2 quốc gia này đang bắt đầu cung cấp bơ cho Nga.
Trước đó, nhà cung cấp bơ chủ lực cho Nga là Belarus, tuy nhiên, lượng cung ứng hiện nay không đủ đáp ứng nhu cầu.
Cơ quan giám sát nông nghiệp Nga Rosselkhoznadzor ngày 2/11 cho biết, UAE đă bắt đầu cung cấp bơ cho Nga từ ngày 18/10.
"Trước đây, chưa bao giờ Nga nhập khẩu bơ từ UAE" - Rosselkhoznadzor lưu ư. Cho tới ngày 2/11, UAE đă cung cấp 90 tấn bơ cho Nga.
Nga cũng bắt đầu nhập khẩu bơ từ Thổ Nhĩ Kỳ trong tháng 10. Theo hăng tin RBC hôm 31/10, chỉ trong hai ngày, 20 tấn bơ đă được Ankara giao tới Nga.
"Các chuyến hàng bơ từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Nga bắt đầu từ ngày 27/10/2024. Tính đến ngày 29/10, 20 tấn bơ đă được nhập khẩu từ Thổ Nhĩ Kỳ [vào Nga]" - Rosselkhoznadzor cho hay.
Tờ Daily Sabah (Thổ Nhĩ Kỳ) lưu ư, mặc dù Ankara đă có truyền thống lâu đời về sản xuất bơ và sữa nhưng Nga là thị trường mới đối với các sản phẩm này.
Mặc dù không hài ḷng với việc Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp vũ khí cho Ukraine nhưng với Moscow, Ankara vẫn là đối tác kinh tế quan trọng. Ảnh: RFE
Đáng lưu ư, thông tin về việc Nga t́m tới sự hỗ trợ của Thổ Nhĩ Kỳ được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Moscow bày tỏ thái độ không hài ḷng khi Ankara cung cấp vũ khí cho Ukraine trong khi vẫn cố gắng đóng vai tṛ trung gian trong cuộc xung đột giữa hai nước.
Trong cuộc phỏng vấn tờ Hurriyet (Thổ Nhĩ Kỳ) đăng tải ngày 1/11, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết, mối quan hệ hợp tác quân sự-kỹ thuật của Thổ Nhĩ Kỳ với Ukraine trái ngược với tuyên bố của Ankara về việc nước này sẵn sàng làm trung gian trong cuộc xung đột Nga - Ukraine, và đang gây ra sự hiểu lầm với Moscow.
Ông Lavrov lưu ư rằng lực lượng vũ trang Ukraine đang sử dụng vũ khí của Thổ Nhĩ Kỳ chống lại Nga.
"T́nh h́nh này không thể không gây ngạc nhiên, xét đến tuyên bố của chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ rằng họ sẵn sàng đứng ra làm trung gian" - Ông Lavrov nói.
Trước đó, vào đầu tháng 10, Nga đă "bắn tín hiệu cảnh cáo" tới Thổ Nhĩ Kỳ sau khi xuất hiện thông tin Ankara có ư định chuyển giao tổ hợp tên lửa S-400 (do Nga sản xuất) cho Mỹ và Ukraine để đổi lấy nguồn cung tiêm kích tàng h́nh F-35 từ Washington.
Theo chuyên gia Denis Denisov từ Đại học Tài chính Nga, phát biểu của Ngoại trưởng Lavrov không đồng nghĩa với việc quan hệ Nga - Thổ Nhĩ Kỳ xấu đi, v́ Ankara vẫn là đối tác kinh tế quan trọng của Moscow.
Ngoài Thổ Nhĩ Kỳ và UAE, Reuters cho biết, Nga c̣n có ư định t́m tới Iran và Ấn Độ để nhập khẩu thêm bơ.
Mặc dù quyết sách tăng cường nhập khẩu của chính phủ Nga nhằm ổn định thị trường bơ, tuy nhiên, người tiêu dùng vẫn hoài nghi về việc biện pháp này có thể giữ giá cả không tiếp tục leo thang trong bao lâu.
Theo tổ chức khoa học Evrim Ağacı (Thổ Nhĩ Kỳ), tại giao điểm của căng thẳng thương mại toàn cầu và biến động thị trường địa phương, cuộc khủng hoảng bơ của Nga là ví dụ điển h́nh cho sự đan xen giữa kinh tế và cuộc sống hàng ngày của người dân.
Với các chiến lược nhập khẩu đang được hoàn thiện và người tiêu dùng phải thích nghi với sự thay đổi của giá cả, một câu hỏi được đặt ra là: Liệu nhà chức trách Nga có thể cân bằng các yêu cầu này hiệu quả đến đâu giữa bối cảnh thách thức địa chính trị?
Chỉ có thời gian mới trả lời được liệu sức mạnh kinh tế của Nga có thể chống đỡ được áp lực làm gia tăng cuộc khủng hoảng bơ này hay không.
VietBF@ Sưu tập