Theo các nhà phân tích, Nga hiện có rất nhiều loại vũ khí và cách thức để đối phó hiệu quả tên lửa tầm xa của phương Tây.
Những cuộc thảo luận về các biện pháp pḥng thủ hiệu quả chống lại tên lửa đạn đạo ngày càng trở nên cấp thiết hơn sau khi Mỹ bật đèn xanh cho Ukraine sử dụng hệ thống tên lửa chiến thuật lục quân (ATACMS) tấn công các mục tiêu nằm sâu bên trong lănh thổ Nga khiến Moscow phải đáp trả bằng cách phóng tên lửa đạn đạo siêu vượt âm Oreshnik vào thành phố Dnipro của Ukraine. Theo các chuyên gia quân sự, Nga có rất nhiều công cụ để chống lại tên lửa đạn đạo tầm xa của phương Tây.Cuộc xung đột Nga-Ukraine đă leo thang mạnh mẽ vào tuần trước sau khi chính quyền Tổng thống Biden cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa ATACMS chống lại các mục tiêu chiến lược ở Nga. Nối gót Mỹ, Anh và Pháp cũng thực hiện bước đi tương tự, nhất trí cho Kiev sử dụng tên lửa hành tŕnh Storm Shadow và SCALP để thực hiện cuộc tấn công như vậy.
Viện Nghiên cứu Chiến tranh có trụ sở tại Washington đă đưa ra một danh sách 200 địa điểm được cho là nằm trong tầm bắn của ATACMS, trong đó có sân bay, kho đạn và trung tâm chỉ huy của Nga. Quân đội Nga thông báo đă bắn hạ nhiều tên lửa ATACMS và Storm Shadow kể từ cuối tuần trước, khi tin tức về quyết định của Washington lần đầu tiên được công bố.
Nga đă đáp trả hành động của phương Tây và Ukraine bằng cách phóng tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung Oreshnik mới vào một cơ sở quân sự của Ukraine ở thành phố Dnipro. Tên lửa có khả năng di chuyển với tốc độ lên tới Mach 10 và có thể tấn công hầu hết các mục tiêu trên lục địa châu Âu.
Trong bài phát biểu trên truyền h́nh, khi nói về việc triển khai tên lửa Oreshnik, Tổng thống Putin cho rằng, Nga "có quyền sử dụng vũ khí nhắm vào cơ sở quân sự của những quốc gia cho phép sử dụng vũ khí của họ tấn công các cơ sở của Nga". Ông Putin khẳng định, “trong trường hợp leo thang căng thẳng hoặc đối thủ có hành động gây hấn, chúng tôi sẽ đáp trả một cách quyết đoán và tương xứng".
Trước đó, Tổng thống Putin cho rằng Ukraine không thể tự vận hành các hệ thống tên lửa tầm xa do NATO chuyển giao mà không được cung cấp thông tin t́nh báo và sự hỗ trợ khác từ phương Tây, do vậy, việc triển khai những vũ khí đó sẽ “đẩy NATO vào t́nh trạng xung đột về mặt kỹ thuật” với Nga.Bí quyết giúp Nga đối phó tên lửa tầm xa của phương Tây
Ông Aytech Bizhev, cựu phó chỉ huy Không quân Nga cho biết, Nga có những hệ hống pḥng thủ có thể phản ứng ngay lập tức với các mối đe dọa trên không. Theo ông Bizhev, việc Nga thử nghiệm thành công hệ thống pḥng thủ tên lửa S-300V vốn là biến thể của hệ thống S-300 vào năm 1987 đă đặt nền móng cho sự cải tiến đáng kể về công nghệ quân sự. Các hệ thống pḥng không ra đời sau đó, được thử nghiệm tại các băi thử và trong những cuộc tập trận của Nga, đă chứng minh hiệu quả trong việc xử lư các mối đe dọa đạn đạo.
Hệ thống pḥng không S-300V, phiên bản nâng cấp của hệ thống tên lửa đối không tầm xa S-300, được đưa vào sử dụng năm 1988 là một ví dụ cụ thể. Hệ thống này có thể bắn hạ tên lửa đạn đạo cách xa từ 30 đến 40km. Tiếp đến là hệ thống pḥng không S-400, phát triển vào những năm 1980 và 1990, được đưa vào sử dụng năm 2007 có khả năng hiện mục tiêu đạn đạo cách xa tới 200 km, phá hủy chúng ở phạm vi lên tới 60 km.
S-500 là hệ thống SAM/ABM (hệ thống tên lửa đất đối không/chống tên lửa đạn đạo) di động mới nhất của Nga, được triển khai vào năm 2021. Hệ thống có khả năng phát hiện mục tiêu cách xa 600 km, phá hủy chúng ở phạm vi lên tới 200 km.
A-135 Amur và A-235 Nudol là các hệ thống đánh chặn tên lửa pḥng thủ chuyên dụng đặt trong silo, được thiết kế để bắn hạ các tên lửa đạn đạo và tên lửa siêu thanh cũng như các mối đe dọa trong không gian. Hai hệ thống lần lượt được đưa vào sử dụng từ năm 1995 và 2019, phạm vi phát hiện mục tiêu lên tới 6.000 km khi sử dụng radar cảnh báo sớm Don-2N, có tầm bắn ước tính từ 350 đến 900 km.
Hệ thống tên lửa tầm ngắn Tor được đưa vào sử dụng năm 1986 có thể chống lại máy bay, trực thăng, tên lửa hành tŕnh và máy bay không người lái, cũng như tên lửa đạn đạo tầm ngắn. Tor có phạm vi t́m kiếm và theo dơi trong khoảng 25 km với tầm bắn lên đến 16 km.
Buk là hệ thống tên lửa tầm trung được phát triển vào cuối những năm 1970 nhưng đă trải qua nhiều lần cải tiến, trong đó có việc nâng cấp tên lửa, radar và thiết bị chỉ huy để giúp hệ thống trở nên hiện đại hơn. Hệ thống có khả năng bắn hạ tên lửa đạn đạo chiến thuật, tên lửa hành tŕnh và tên lửa chống hạm với tầm bắn từ 3 đến 20 km và độ cao lên đến 16 km.
Theo ông Aytech Bizhev: “Việc phát triển các hệ thống pḥng không thường diễn ra trước việc phát triển các tên lửa đạn đạo từ 5 đến 10 năm”. Nhà phân tích này lưu ư, Liên Xô đă bắt đầu hoàn thiện khả năng chống tên lửa đạn đạo đầu tiên của họ vào cuối những năm 1980, khi NATO bắt đầu triển khai thế hệ vũ khí đạn đạo có độ chính xác cao mới. Ban đầu, nhiệm vụ của hệ thống pḥng thủ tên lửa đạn đạo của Liên Xô là đảm bảo an toàn cho thủ đô, khu vực Moscow và các khu công nghiệp trung tâm.
Bí quyết khiến Nga thành công trong khả năng pḥng thủ tên lửa và pḥng không là sự phân cấp hiệu quả, ông Aytech Bizhev nhấn mạnh. Trước đó, trong Thế chiến 2, việc phân cấp hệ thống pḥng không xung quanh Leningrad và Moscow đă giúp những thành phố này tránh được thiệt hại nặng nề do bom đạn gây ra.
“Ngày nay, không chỉ có các hệ thống pḥng không riêng lẻ mà toàn bộ hệ thống pḥng không đều có khả năng phản ứng ngay lập tức với bất kỳ mối đe dọa trên không nào. Mạng lưới đó bao gồm các biện pháp đối phó vô tuyến điện tử, sự yểm trợ trên không của máy bay chiến đấu, hệ thống pḥng không phân cấp, sự kết hợp giữa các đơn vị lục quân và các đơn vị pḥng không… Tất cả đều nằm dưới sự kiểm soát thống nhất của Bộ tư lệnh Không gian Vũ trụ Nga”.
"Mọi thứ đều nằm dưới sự kiểm soát chặt chẽ của radar và được quan sát từ mọi góc độ. Từ sở chỉ huy của một đại đội radar đến sở chỉ huy trung tâm của Bộ Tổng tham mưu đều nắm được thông tin về mối đe dọa", ông Aytech Bizhev nhấn mạnh.
|