Từ một nhóm kinh tế mới nổi thành lập năm 2009, BRICS đă vươn lên thành một trung tâm chiến lược của “phía Nam toàn cầu” thu hút nhiều quốc gia tham gia.
Các nhà lănh đạo chụp ảnh chung tại Hội nghị Cấp cao Nhóm BRICS ở Kazan, Nga, ngày 23/10/2024.
Trong bối cảnh trật tự toàn cầu đang thay đổi, sự mở rộng và ảnh hưởng ngày càng lớn của nhóm các nền kinh tế mới nổi-BRICS (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi và các đồng minh tiềm năng) đă trở thành thách thức chưa từng có đối với sự cân bằng quyền lực toàn cầu.
BRICS – Định h́nh lại bàn cờ địa chính trị
Từ một nhóm kinh tế mới nổi thành lập năm 2009, BRICS đă vươn lên thành một trung tâm chiến lược của “phía Nam toàn cầu” (Global South), thu hút sự tham gia của các quốc gia như Saudi Arabia và có thể cả Indonesia, Nigeria trong tương lai gần. Hiện tại, BRICS đại diện cho gần một nửa dân số thế giới và vượt qua nhóm các nền kinh tế hàng đầu thế giới (G7) ở các lĩnh vực quan trọng như sản xuất dầu và kiểm soát các khoáng sản chiến lược.
Những sáng kiến như hệ thống thanh toán quốc tế BRICS Pay và các thỏa thuận thương mại bằng nội tệ nhằm giảm sự phụ thuộc vào đồng USD, tạo nên một trật tự đa cực. Điều này không chỉ thách thức sự thống trị kinh tế của phương Tây mà c̣n là tuyên bố chính trị mạnh mẽ chống lại mô h́nh do Mỹ dẫn dắt.
Các nhà lănh đạo như tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh thẳng thắn chỉ trích rằng, sự cực đoan và suy thoái đạo đức của phương Tây đă làm giảm sức hút toàn cầu của họ. Trong khi đó, châu Âu, vốn là đồng minh truyền thống của Mỹ, lại đang bị kẹt giữa các vấn đề nội tại và những thay đổi toàn cầu.
EU trước ngă rẽ lịch sử
Liên minh châu Âu (EU) đang phải đối mặt với nguy cơ đánh mất vị thế khi ảnh hưởng tại các khu vực như châu Phi và châu Á đang suy giảm. Trong khi BRICS mang đến các đề xuất kinh tế cụ thể, EU lại thường áp đặt điều kiện chính trị, văn hóa không phù hợp với mong muốn về sự tự chủ của các nước đang phát triển.
Thêm vào đó, sự thống trị của BRICS trong sản xuất dầu và khoáng sản chiến lược đang đe dọa chính sách chuyển đổi năng lượng xanh của EU. Nguồn cung nguyên liệu quan trọng cho công nghệ sạch phần lớn do Trung Quốc và Nga kiểm soát, đẩy EU vào thế phụ thuộc ngày càng lớn.
Cả Mỹ lẫn EU đều đang đối mặt với áp lực nội tại. Chính sách bảo hộ của Mỹ, đặc biệt với sự trở lại của ông Donald Trump, có thể khiến Trung Quốc mở rộng thêm chiến lược thương mại với các nước BRICS. Trong khi đó, châu Âu lại bị phân tán bởi những tranh căi nội bộ về giới tính, đại diện và bộ máy hành chính.
Hành động hay bị bỏ lại phía sau?
Để không rơi vào vị trí phụ thuộc hoặc bị BRICS vượt mặt, EU cần hành động khẩn trương trên bốn mặt trận chính gồm: Tái định hướng liên minh, bằng việc cần xây dựng các quan hệ đối tác thực chất với châu Phi và các nền kinh tế mới nổi, thay v́ tiếp tục áp đặt các điều kiện văn hóa, chính trị không phù hợp. Đầu tư chiến lược bằng cách tập trung vào đổi mới công nghệ, cơ sở hạ tầng và năng lượng hạt nhân để đạt được độc lập năng lượng. Duy tŕ quan hệ đối tác với Washington nhưng giảm sự lệ thuộc, hướng tới một chiến lược tự chủ thực sự. Thay đổi cách tiếp cận các vấn đề quan trọng, tập trung vào cạnh tranh toàn cầu thay v́ sa lầy trong các cuộc tranh căi nội bộ.
BRICS: Lời cảnh t́nh cho phương Tây
Sự trỗi dậy của BRICS là một cảnh báo trực tiếp với phương Tây, đặc biệt là EU. Khi các quy tắc của tṛ chơi toàn cầu đang được viết lại, câu hỏi lớn đặt ra là liệu Brussels có đủ ư chí chính trị để lănh đạo hay chấp nhận một vai tṛ thứ yếu.
Tương lai của châu Âu phụ thuộc vào khả năng hành động chiến lược và quyết đoán trong một trật tự thế giới mới đầy biến động này.
VietBF@sưu tập