Ông chính là Hồ Nguyên Trừng (1374-1446), con trai cả của Hồ Quư Ly, quê ở làng Đại Lại, huyện Vĩnh Phúc, lộ Thanh Hoa (ngày nay thuộc huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa).
Theo Đại Việt sử kư toàn thư, đầu năm 1400, Hồ Quư Ly truất ngôi Trần Thiếu Đế, tự lên ngôi vua và lập nên nhà Hồ. Vua muốn lập con trưởng là Hồ Nguyên Trừng làm người kế vị vương quyền, nhưng sau khi thử ư mới biết ông chỉ muốn làm quan, liền nhường vị trí đó cho con thứ là Hồ Hán Thương.
Năm 1406, lấy cớ “phù Trần diệt Hồ”, vua nhà Minh sai tướng mang 80 vạn quân sang đánh nước Việt. Hồ Nguyên Trừng được giao nhiệm vụ cầm quân chống lại quân Minh xâm lược.
Ông đă lập pḥng tuyến chống giặc từ Đa Bang (Ba V́) và kéo dài theo bờ Nam sông Đà, sông Hồng cho đến sông Ninh (Nam Hà), rồi lại tiếp tục theo bờ sông Luộc, sông Thái B́nh đến B́nh Than dài trên 400km. Chỉ riêng điều này đă tỏ rơ Hồ Nguyên Trừng là nhà quân sự kiệt xuất.
Hồ Nguyên Trừng cũng là người sáng tạo ra cách đánh độc đáo. Ông cho đúc nhiều dây xích lớn chăng qua những khúc sông hiểm trở, kết hợp với quân mai phục trang bị bằng hỏa lực mạnh và đă nhiều phen khiến thủy binh của giặc phải khiếp đảm.
Thời ấy, do yêu cầu chống giặc ngoại xâm, muốn có nhiều súng trang bị cho các thành tŕ và các hạm đội, Hồ Nguyên Trừng yêu cầu xây dựng gấp các xưởng đúc súng lớn. Nhờ trí thông minh tuyệt đỉnh, khả năng suy nghĩ phi thường cùng những kinh nghiệm cổ truyền được đúc kết, Hồ Nguyên Trừng chế tạo ra nhiều loại súng có sức công phá lớn
Từ việc cải tiến súng, chế thuốc súng, hiểu rơ sức nổ của thuốc đạn, ông c̣n phát minh ra phương pháp đúc súng mới, gọi là súng thần công (thần cơ).
Tuy nhiên đến năm 1407, cả ba cha con ông và người cháu là Hồ Nhuế (con Hồ Hán Thương) đều bị quân nhà Minh bắt tại Kỳ Anh, Hà Tĩnh, rồi bị áp giải về Nam Kinh, Trung Hoa. Kể từ đó, nước Việt rơi vào ách thống trị của nhà Minh.
Biết được Hồ Nguyên Trừng có tài năng, vua Minh Anh Tông cho ân xá, nhưng buộc phải đổi họ khác. Đồng thời trưng dụng ông, cho làm quan ở bộ Công. Nhiệm vụ chính của Hồ Nguyên Trừng là trông nom việc chế tạo và tu sửa vũ khí.
Theo sách Minh sử có ghi chép, đến đời vua Thành Tổ nhà Minh (1403-1424) đánh nước Giao Chỉ học được phép đúc thần cơ sang pháo, lúc bấy giờ mới đặt ra đội súng thần cơ (thần công). Như vậy, các tài liệu sử học của cả Việt Nam và Trung Quốc đều xác nhận rơ, chỉ từ khi có Hồ Nguyên Trừng mới xuất hiện súng thần công.
Nhờ tài năng về quân sự kiệt xuất, Hồ Nguyên Trừng làm quan qua 4 đời vua Minh, gồm là Minh Thành Tổ (1360 – 1424); Minh Nhân Tông (1378 – 1425); Minh Tuyên Tông (1398 – 1435) và Minh Anh Tông (1422 – 1464). Cuối năm Bính Dần 1446, ông mất v́ bệnh tuổi già, hưởng thọ 72 tuổi.
Sau khi Hồ Nguyên Trừng qua đời, vua Minh sắc phong làm Thần hỏa khí có đền thờ khang trang, mỗi khi tế súng đều phải tế ông.