Xe tự hành Perseverance của NASA gần đây đă ghi h́nh được video về hiện tượng 'ăn thịt người' xảy ra trên sao Hỏa. Theo đó, một 'cơn lốc bụi' khổng lồ xoáy mạnh 'nuốt chửng' một cơn lốc xoáy nhỏ hơn ở hành tinh đỏ.
Đoạn video về hiện tượng “ăn thịt người” xảy ra trên sao Hỏa đă được xe tự hành Perseverance của NASA ghi lại vào ngày 25/1/2025, tức vào ngày thứ 1.399 (ngày sao Hỏa) trong nhiệm vụ của nó. Trong video do NASA công bố, một cơn lốc xoáy nhỏ, hầu như không nh́n thấy trong h́nh ảnh, đi theo sau một cơn lốc xoáy lớn hơn (di chuyển từ trái sang phải), trước khi đến quá gần và bị hút vào cơn lốc xoáy lớn hơn. Xe tự hành Perseverance cách chúng khoảng 1 km khi hiện tượng “ăn thịt người” xảy ra. Ảnh: NASA/JPL-Caltech/SSI.
Cơn lốc xoáy lớn hơn ước tính có chiều rộng khoảng 65m, trong khi cơn lốc xoáy nhỏ hơn dường như chỉ rộng 5m. Không rơ chúng cao bao nhiêu v́ chúng bị cắt ngang bởi trường nh́n của xe tự hành. Tuy nhiên, một “con quỷ bụi’ trước đây được Perseverance quay phim và có chiều rộng gần giống với cơn lốc xoáy lớn, được dự đoán cao khoảng 2km, cao hơn Ṭa nhà Empire State của Mỹ khoảng 5 lần.
"Các xoáy đối lưu, c̣n gọi là lốc bụi, có thể khá hung dữ. Những cơn lốc xoáy nhỏ này lang thang trên bề mặt sao Hỏa, cuốn theo bụi khi chúng di chuyển và làm giảm tầm nh́n ở khu vực lân cận của chúng", Mark Lemmon - nhà khoa học nghiên cứu cấp cao của Perseverance tại Viện Khoa học Không gian ở Boulder, Colorado, Mỹ, cho biết.
Theo nhà khoa học Lemmon, rất hiếm khi hai cơn lốc bụi va chạm với nhau. Thế nhưng, khi điều đó xảy ra, sẽ có thể có 2 kết quả: Nếu hai cơn lốc bụi va chạm nhau, chúng có thể xóa sổ lẫn nhau hoặc hợp nhất, cơn lốc mạnh hơn sẽ tiêu diệt cơn lốc yếu hơn. Dựa trên dữ liệu thu thập được từ những lần nh́n thấy trước đó, cơn lốc xoáy lớn có thể đang di chuyển với tốc độ tối đa hơn 16 km/giờ.
Lốc bụi được h́nh thành do luồng không khí ấm bốc lên từ bề mặt hành tinh được Mặt trời làm nóng. Khi luồng không khí bốc lên, luồng không khí lạnh hơn sẽ lao xuống để thay thế luồng không khí này, sau đó luồng không khí này được làm nóng và lại bốc lên. Chu kỳ này tạo ra một cột không khí bốc lên bắt đầu quay ngày càng nhanh. Hiện tượng này cũng xảy ra trên Trái đất nhưng kết quả thường ít ấn tượng hơn nhiều.
"Khi luồng không khí đi vào bốc lên thành cột, nó tăng tốc như một vận động viên trượt băng đang xoay tṛn đưa cánh tay gần hơn với cơ thể. Luồng không khí ùa vào cũng cuốn theo bụi và một cơn lốc bụi được sinh ra", đại diện của NASA giải thích.
Khi video mới được quay, xe tự hành Perseverance đă cố t́nh quan sát đường chân trời để t́m kiếm những “con quỷ” quay tṛn nhằm thu thập dữ liệu có thể giúp các nhà nghiên cứu t́m hiểu thêm về hiện tượng "ăn thịt người" trên sao Hỏa.
Katie Stack Morgan, nhà khoa học dự án của tàu thám hiểm Perseverance tại Pḥng thí nghiệm Động cơ Phản lực của NASA ở Pasadena, California, Mỹ, cho biết trong tuyên bố: "Cơn lốc bụi đóng vai tṛ quan trọng trong các kiểu thời tiết trên sao Hỏa".
Nhà khoa học Morgan cho biết thêm việc nghiên cứu chúng rất quan trọng v́ những hiện tượng này chỉ ra các điều kiện khí quyển, chẳng hạn như hướng gió và tốc độ gió chủ đạo và là nguyên nhân tạo ra khoảng một nửa lượng bụi trong bầu khí quyển sao Hỏa.
Các tàu thăm ḍ Viking của NASA đă chụp được những h́nh ảnh đầu tiên về lốc xoáy bụi trên sao Hỏa vào những năm 1970, khi tàu vũ trụ theo dơi các cấu trúc xoáy này từ không gian. Tuy nhiên, xe tự hành Perseverance đă ghi lại một số video hay nhất về những cơn lốc xoáy nhỏ vào tháng 7/2021. Perseverance cũng đă ghi lại bản ghi âm đầu tiên về lốc bụi sao Hỏa vào tháng 9/2021.