Cả Mỹ và Trung Quốc một mặt phát triển năng lực máy bay không người lái (UAV) tấn công, mặt khác nghiên cứu các loại vũ khí tiên tiến để đối phó với ‘biển UAV’ của đối thủ.

Một số mẫu UAV của Trung Quốc được trưng bày tại Triển lăm hàng không Chu Hải năm 2022. Ảnh: CGTN.
Hồi cuối tháng 4, trong khuôn khổ cuộc tập trận thường niên Balikatan, Philippines và Mỹ tổ chức diễn tập thử nghiệm hai loại vũ khí chống UAV tiên tiến: hệ thống vũ khí năng lượng định hướng IFPC-HPM và hệ thống chống UAV tích hợp FS-LIDS.
“Trong cuộc thử nghiệm, chúng tôi chứng minh khả năng đánh bại chiến thuật ‘biển UAV’ trong môi trường nhiệt đới”, đại úy lục quân Mỹ Bray McCollum, chỉ huy một khẩu đội pḥng không, nói trong một thông cáo báo chí của quân đội Mỹ.
Độ ẩm và nhiệt độ cao là thách thức đối với các loại vũ khí sử dụng vi sóng. Do đó, nếu vũ khí có thể thử nghiệm thành công tại môi trường nhiệt đới như Philippines, hiệu quả của chúng sẽ được chứng minh.
Theo giới phân tích quân sự, cuộc diễn tập cho thấy UAV đang trở thành tâm điểm chú ư mới với giới quân sự châu Á nói riêng và trên toàn thế giới nói chung - đủ để các quốc gia phải nghĩ cách đối phó.
“Dù từng chỉ được coi là đồ chơi, các loại UAV nhỏ đă nhanh chóng tiến triển thành loại công nghệ vũ khí dễ tiếp cận”, hai chuyên gia Matthew Rose và Kathryn Levantovscaia tại Hội đồng Đại Tây Dương (Mỹ), viết.
Khác biệt chiến thuật
UAV ngày càng được giới quân sự thế giới quan tâm trong thời gian qua. Dấu mốc quan trọng đầu tiên là cuộc xung đột giữa Armenia và Azerbaijan năm 2020. Khi đó, sự hiệu quả của các UAV Azerbaijan - kết hợp với chiến dịch truyền thông ấn tượng - đă khiến thế giới giật ḿnh.
UAV tiếp tục được cả Moscow và Kyiv sử dụng trong cuộc xung đột tại Ukraine. Trong khi đó, các UAV tấn công của lực lượng Houthi tại Yemen đă khiến ngành hàng hải thế giới chao đảo khi phải ṿng tránh Biển Đỏ.
Giờ đây, các cường quốc đều đang nghiên cứu phát triển các loại UAV tiên tiến của riêng ḿnh. Tuy nhiên, chiến thuật của Trung Quốc và Mỹ có sự khác biệt, thích ứng với chiến thuật tác chiến của từng nước.
“Trung Quốc tập trung vào khả năng sản xuất quy mô lớn và giá thành, biến UAV trở thành một bộ phận quan trọng trong chiến thuật chiến tranh bất đối xứng”, ông Michael Raska, trợ lư giáo sư tại Đại học Công nghệ Nanyang (Singapore), nói với South China Morning Post.
Trong khi đó, Mỹ vẫn tập trung vào các loại UAV có chất lượng và khả năng linh hoạt cao.
“Cách tiếp cận của Mỹ thường là tích hợp UAV vào chiến thuật sử dụng mạng thông tin thống nhất trong chiến tranh (network-centric warfare), tận dụng khả năng cảm biến và chia sẻ dữ liệu siêu”, ông Raska nói thêm.
Dù vậy, dường như giới quân sự Mỹ cũng đă nhận ra tầm quan trọng của các loại UAV giá rẻ, có thể sản xuất với số lượng lớn.
Trả lời phỏng vấn bên lề Diễn đàn Shangri-La tại Singapore tháng 6/2024, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái B́nh Dương của Mỹ Samuel Paparo cho biết chiến thuật của Mỹ trong bối cảnh nổ ra xung đột tại eo biển Đài Loan là sử dụng hàng loạt máy bay và tàu không người lái để tấn công lực lượng đổ bộ.
Theo ông Paparo, chiến thuật này sẽ là “vành đai bảo vệ đầu tiên”, giúp Mỹ và đồng minh có thêm thời gian đối phó. Bộ Quốc pḥng Mỹ đang theo đuổi chương tŕnh “Replicator” để phát triển các loại vũ khí giá thành thấp và có thể sản xuất với số lượng lớn như vậy.
Khoảng nửa tháng sau phát biểu của ông Paparo, Trung tâm An ninh mới cho nước Mỹ (CNAS) xuất bản nghiên cứu tái khẳng định hiệu quả của chiến thuật “biển UAV” trong pḥng thủ Đài Loan và kêu gọi Mỹ đầu tư vào loại UAV “kamikaze” này.
Tăng cường pḥng thủ
Trong bối cảnh đó, bên cạnh phát triển các loại UAV tấn công, các nước cũng tập trung nghiên cứu chiến thuật pḥng thủ trước chiến thuật “biển UAV”.
Một trong những khó khăn của các nước khi đối đầu với “biển UAV” là chi phí pḥng thủ. Nếu phóng một tên lửa để tiêu diệt mỗi UAV, chi phí sẽ là rất lớn. Ví dụ, một tên lửa Patriot của Mỹ có giá lên tới hơn 3 triệu USD.
Giờ đây, các loại vũ khí năng lượng định hướng (DEW) được coi là phương pháp hữu hiệu nhất để chống UAV. Chi phí của loại vũ khí này có thể chỉ là 1 USD mỗi lượt bắn laser hoặc vi sóng.
“DEW đang được tích hợp vào các hệ thống pḥng không và chống tên lửa như lựa chọn thay thế có giá thành thấp hơn việc ngăn chặn bằng tên lửa”, ông Chris Kremidas-Courtney, chuyên gia tại Trung tâm Chính sách châu Âu (Brussels, Bỉ), nói.
“Chúng sẽ giúp tái lập thế cân bằng về giá thành, ngăn chặn và giảm khả năng thành công của các cuộc tấn công quy mô lớn, cũng như giúp lực lượng pḥng ngự hoạt động hiệu quả mà không tiêu tốn hết kho đạn dược”, ông Courtney nói thêm.
Về phần ḿnh, Trung Quốc cũng đang thử nghiệm các vũ khí chống UAV riêng. “Ông lớn” vũ khí Norinco của Trung Quốc hồi năm 2024 công bố hệ thống “Màn đạn” dựa trên nguyên lư thiết lập một “bức tường đạn” để ngăn mục tiêu vượt qua.
Hệ thống “Màn đạn” gồm 16 khẩu pháo 35 mm được xếp thành h́nh vuông 4x4, sử dụng các loại đạn khác nhau. Hệ thống cũng tích hợp radar, thiết bị nhận biết quang học và có thể được bố trí trên nhiều bệ phóng khác nhau, từ xe tải, xe bọc thép, tàu tới cố định dưới mặt đất.
“Hăy tưởng tượng mục tiêu là một con ruồi. Pḥng không truyền thống giống như liên tục ném đá vào con ruồi này. Giờ đây, hệ thống đánh chặn mới giống như vung vẩy vợt muỗi ở toàn bộ khu vực mà con ruồi có thể bay”, ông Yu Bin, chuyên gia thiết kế hệ thống trên, nói.
VietBF@ sưu tập