Ngay sau khi Mỹ đưa quân vào Iraq, năm 2003, tôi phỏng vấn Ray McGovern, thành viên một nhóm quan chức cao cấp của CIA, người soạn thảo bản tóm lược thông tin t́nh báo hàng ngày cho Tổng thống. McGovern thuộc dạng người ở trên đỉnh cao của một tảng đá nguyên khối có tên là “an ninh quốc gia” – sức mạnh Mỹ – và hiện giờ ông ta đă về hưu, được Tổng thống biểu dương nhiều lần. Vào ngày hôm trước cuộc đổ quân vào Iraq, ông và 45 quan chức cao cấp của CIA và các cơ quan t́nh báo khác viết cho Tổng thống Mỹ George W. Bush rằng “hồi trống trận” đă nổi không phải dựa trên thông tin t́nh báo, mà là dựa vào những lời dối trá.
“95% là tṛ bịp” – McGovern bảo tôi.
“Làm sao họ cứ tiếp tục như thế được?”.
“Báo chí đă để cho những thằng điên tiếp tục”.
“Những thằng điên nào?”.
“Những kẻ cầm đầu chính quyền [Bush] tin vào một loạt thứ rất giống những thứ được viết trong cuốn Mein Kampf (“Cuộc chiến đấu của tôi” của Hitler – ND). Chính những kẻ đó bị cái giới mà tôi giao dịch, ở cấp cao nhất ấy, coi là “những thằng điên”.
Tôi hỏi: “Norman Mailer viết rằng ông ấy tin là nước Mỹ đă bước vào giai đoạn một nhà nước tiền phát xít. Ông nghĩ thế nào về điều này?”.
“Tôi hy vọng là ông ta đúng, bởi v́ có nhiều người khác nói là chúng ta đă ở trong giai đoạn nhà nước phát xít rồi”.
Ngày 22-1, Ray McGovern gửi email cho tôi để bày tỏ sự phẫn nộ trước cách hành xử man rợ của chính quyền Obama với Bradley Manning (nghi phạm ṛ rỉ thông tin cho Wikileaks – ND) và cách họ truy đuổi người sáng lập WikiLeaks, Julian Assange. Ông viết: “Nhớ lại khi George và Tony quyết định rằng tấn công Iraq có lẽ cũng tốt, tôi có nói mấy câu hàm ư là chủ nghĩa phát xít đă lại bắt đầu từ đây. Tôi phải thừa nhận tôi không nghĩ mọi sự tồi tệ như thế này nhanh đến vậy”.
Hôm 16-2 vừa qua, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton có bài diễn văn tại Đại học George Washington, trong đó bà lên án các chính quyền nào bắt giữ người chỉ trích và đàn áp tự do ngôn luận. Bà ca ngợi sức mạnh tự do hóa của Internet nhưng lại không đề cập tới chuyện chính phủ của bà đang có kế hoạch đóng một số nội dung của mạng Internet – những phần nào khuyến khích bất đồng chính kiến và nói sự thật. Đó là một bài diễn văn đầy đạo đức giả, và Ray McGovern có mặt trong đám cử tọa. Ông phẫn nộ đứng dậy và lẳng lặng quay lưng lại bà Clinton. Ông bị cảnh sát cùng những nhân viên an ninh ch́m bắt ngay lập tức và bị đánh dập mặt xuống sàn nhà, bị kéo lê ra ngoài, ném vào trại giam, mặt mũi chảy máu. Ông có gửi tôi những bức ảnh chụp vết thương. Năm nay ông 71 tuổi. Trong lúc vụ hành hung diễn ra, rơ ràng bà Clinton có trông thấy hết, nhưng bà vẫn tiếp tục diễn thuyết.
“Chủ nghĩa phát xít” là một từ khó nói, v́ nó gắn liền với một h́nh tượng động chạm tới năo trạng Nazi (Quốc xă Đức), cũng như đă bị lạm dụng làm công cụ tuyên truyền chống lại các kẻ thù chính thức của nước Mỹ, thúc đẩy những cuộc phiêu lưu của phương Tây ở nước ngoài, với những lời lẽ đạo đức từng được nói tới trong cuộc chiến đấu chống Hitler. Và cho đến nay th́ chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa đế quốc đă là anh em sinh đôi. Sau Thế chiến II, những người ở các nước đế quốc, vốn vẫn cho rằng ưu thế về chủng tộc và văn hóa của “văn minh phương Tây” là rất đáng tôn kính, nhận thấy rằng Hitler và chủ nghĩa phát xít đă tuyên bố những điều giống nhau, áp dụng các phương pháp tương tự nhau một cách đáng chú ư. Về sau này, khái niệm “đế quốc Mỹ” bị quét sạch khỏi sách giáo khoa, và nền văn hóa b́nh dân của một nước đế quốc đă tiến lên chinh phục ồ ạt chính những người dân của nó. Và chiến đấu v́ công bằng xă hội và dân chủ trở thành “chính sách ngoại giao của Mỹ”.
Như nhà sử học Mỹ William Blum ghi lại, kể từ năm 1945, Mỹ đă phá hoại hoặc lật đổ hơn 50 chính quyền, rất nhiều trong số đó là những nhà nước dân chủ; và sử dụng những tên giết người hàng loạt như Suharto, Mobutu, Pinochet làm “lănh đạo theo ủy nhiệm”. Trong chiến dịch “Operation Cyclone”, CIA và MI6 đă bí mật nuôi dưỡng và tài trợ cho chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan. Mục tiêu là đập tan hoặc ngăn chặn chủ nghĩa dân tộc cũng như dân chủ. Những con người can đảm bị bắn hạ tuần trước ở Bahrain và Libya kia (mà những người ở Lybia được xem là “thị trường ưu tiên của nước Anh”), theo các nhà môi giới vũ khí của Anh, từng đứng cùng hàng ngũ với những thanh thiếu niên bị bắn tan xác ở dải Gaza dưới làn đạn của một máy bay F-16 đời mới nhất của Mỹ.
Cuộc nổi dậy ở thế giới Ai Cập không đơn thuần nhằm chống lại một nhà độc tài sở tại, mà nhằm chống một chế độc tài toàn cầu về kinh tế do Bộ Tài chính Mỹ thiết kế nên, và do Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Thế giới và Cơ quan Phát triển Quốc tế của Hoa Kỳ áp đặt lên thế giới. Ba tổ chức này đă t́m cách ḱm giữ những nước giàu như Ai Cập trong t́nh cảnh làm “công xưởng đầy mồ hôi nước mắt” của thế giới, với một nửa dân số kiếm không đầy 2 USD một ngày. Khúc khải hoàn của nhân dân ở Cairo là đ̣n tấn công đầu tiên vào cái mà Benito Mussolini gọi là chủ nghĩa nghiệp đoàn, một từ có trong định nghĩa của ông ta về chủ nghĩa phát xít.
Làm sao cái thứ chủ nghĩa cực đoan ấy lại có ảnh hưởng ở phương Tây tự do? “Cần phải tiêu diệt hy vọng, lư tưởng, đoàn kết, sự quan tâm đến người nghèo, người bị áp bức” – một thế kỷ trước đây, học giả, nhà phân tích Noam Chomsky đă quan sát thấy như thế. “[Và] cần phải thay thế những cảm xúc nguy hiểm đó bằng sự vị kỷ, chỉ biết ḿnh, bằng một tâm lư yếm thế lan tràn, có tác dụng duy tŕ sự bất b́nh đẳng; và áp bức là điều tốt nhất người ta sẽ đạt được. Trên thực tế, một chiến dịch tuyên truyền cực lớn trên b́nh diện quốc tế đă và đang diễn ra nhằm thuyết phục nhân dân – đặc biệt thế hệ trẻ – rằng đây không chỉ là những cảm xúc họ nên có mà là những cảm xúc họ quả thật đang có”.
Giống như các cuộc cách mạng ở châu Âu năm 1848 và phong trào đạp đổ chủ nghĩa Staline năm 1989, vụ nổi dậy của những người Ả-rập đă chấm dứt nỗi sợ hăi. Một cuộc vùng lên của những ư kiến, những niềm hy vọng và sự đoàn kết bị đàn áp, đă vừa bắt đầu. Ở Mỹ, nơi 45% người Mỹ gốc Phi trẻ tuổi không có việc làm c̣n các giám đốc điều hành những quỹ đầu tư hàng đầu được trả trung b́nh 1 tỷ USD một năm, những cuộc biểu t́nh khổng lồ chống thất nghiệp đă lan tràn cả tới những bang trung tâm nước Mỹ như Wisconsin. Ở Anh, phong trào phản đối phát triển nhanh nhất thời hiện đại, UK Uncut (tạm dịch: nước Anh không cắt giảm), sắp có hành động trực tiếp nhằm vào những người tránh thuế (tax avoider: những người tận dụng các quy định của hệ thống pháp luật để giảm thuế cho ḿnh bằng những cách hợp pháp; khác với tax evader là người trốn thuế –ND) và các nhà băng keo kiệt. Có điều ǵ đó đă thay đổi và không thể không thay đổi. Kẻ thù giờ đây đă mang tên mới.
John Pilger sinh ra và lớn lên, đi học tại Sydney, Australia. Ông từng là phóng viên chiến trường, nhà làm phim, biên kịch. Hiện ông sống chủ yếu ở London, đă viết bài từ nhiều nước và hai lần đoạt giải cao nhất của báo chí Anh, “Nhà báo của năm” nhờ những tác phẩm viết về Việt Nam và Campuchia.
John Pilger
Người dịch: Đỗ Quyên
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011