Không chỉ tốn kém hơn nhiều lần so với xây cầu đường bộ, việc xây hầm đường bộ vượt sông Hồng đoạn cuối đường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội c̣n có thể gây ách tắc giao thông đô thị.
Đó là quan điểm của một số chuyên gia, nhà khoa học khi đề cập phương án xây hầm đường bộ vượt sông Hồng, vừa được một số doanh nghiệp đề xuất lên UBND TP Hà Nội. Tại cuộc họp mới đây của lănh đạo thành phố Hà Nội để xem xét đề xuất trên, hầu hết ư kiến đều tỏ ra đồng t́nh và cho rằng, việc làm cầu nổi sẽ tốn kém v́ phải giải phóng mặt bằng hai bên đầu cầu. Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Phí Thái B́nh cũng cho rằng, về cơ bản thành phố thống nhất việc cần thiết xây dựng thêm tuyến giao thông nối hai bờ sông Hồng.
Đắt gấp đôi làm cầu
Ông Nguyễn Ngọc Long, Phó chủ tịch thường trực Hội Khoa học và kỹ thuật cầu đường Việt Nam cho biết, điều đầu tiên phải lưu ư đối với một ư tưởng là phải kiểm nghiệm xem công tŕnh đó có nằm trong quy hoạch nào không. Theo ông Long, điều này rất quan trọng v́ hầm đường bộ đi thẳng vào khu vực trung tâm thành phố là không hợp lư, dễ dẫn đến t́nh trạng ùn tắc giao thông tại khu vực này.
“Tất nhiên, quy hoạch không phải cái bất di bất dịch, nhưng vẫn là vấn đề định hướng. Đă là đề xuất, họ phải tŕnh bày kế hoạch tổng thể, trong đó quan trọng nhất là kết nối mạng lưới giao thông Thủ đô như thế nào. Điều này không phải chỉ đối với bên đường Trần Hưng Đạo, mà cả bên phía huyện Gia Lâm”, ông Long nói.
Bên cạnh đó, đơn vị đề xuất ư tưởng cũng phải có phương án kỹ thuật và chứng minh lư do phải làm hầm tại khu vực đó. Sau đó, người đề xuất ư tưởng phải chứng minh các vần đề về đánh giá hiệu quả kinh tế, tài chính của dự án: tốn bao nhiêu tiền, thực hiện công việc khó khăn nhất là giải phóng mặt bằng và tương quan với quy hoạch khác như thế nào. Ông Long khẳng định, chi phí làm hầm đắt hơn làm cầu ít nhất hai lần. “Tại sao làm hầm mà không làm cầu?”, ông Long đặt vấn đề.
Việc xây dựng hầm vượt sông Hồng cần được xem xét thận trọng. Ảnh: T.Kiên
Lo tắc nghẽn giao thông
Trong khi đó, theo TS Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, đơn vị đề xuất ư tưởng làm hầm đường bộ vượt sông Hồng “có vẻ nhẹ nhàng quá”. Theo ông Liêm, cầu, hầm trong đô thị có hai loại, phục vụ giao thông chính đô thị đó và phục vụ giao thông đối ngoại, hay gọi là giao thông quá cảnh, đi ra ngoài đô thị. Cầu quá cảnh phải tránh khu vực trung tâm thành phố, v́ trung tâm vốn đă chật hẹp, ách tắc triền miên, nếu làm giao thông quá cảnh vào khu vực vốn sức ép giao thông lớn là điều ngược với quy luật.
“Nếu làm hầm lớn phục vụ mục tiêu quá cảnh th́ phải xuống mạn cầu Thanh Tŕ và cầu Thăng Long. C̣n ở khu vực trung tâm, không nên và không thích hợp cho việc xây dựng hầm đường bộ”, ông Liêm nói và cho rằng, trung tâm thành phố vốn đông đúc, tắc nghẽn lại đưa thêm hầm vào th́ việc tắc nghẽn càng nghiêm trọng. Việc làm đường vành đai cũng phục vụ mục tiêu đó, tránh đưa phương tiện quá cảnh vào nội đô.
Đồng t́nh quan điểm này, PGS TS Trần Trọng Hanh, nguyên Hiệu trưởng trường ĐH Kiến trúc Hà Nội cũng cho rằng, dự án và thiết kế các nút giao thông tại hai đầu hầm đường bộ phải đảm bảo và có điều kiện thông thoát cho các phương tiện giao thông. Nếu yếu tố này không đảm bảo rất dễ dẫn đến t́nh trạng thông chỗ này lại tắc chỗ khác.
Theo phương đề xuất của chủ đầu tư, hầm vượt sông Hồng có chiều dài khoảng 3 km tính cả đường nối hai bờ (trong đó chiều dài vượt sông khoảng 1 km), 4 làn xe, rộng khoảng 18 – 20 m. Vị trí dự kiến xây dựng tại cuối đường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm (gần Bến xe Lương Yên), vượt sông Hồng, kết nối với mạng lưới giao thông phía quận Long Biên. Theo phía chủ đầu tư, việc xây dựng hầm đường bộ này nhằm giảm ùn tắc giao thông cho cầu Chương Dương và đẩy mạnh phát triển kinh tế cho khu vực phía Bắc thủ đô.
Mạnh Đồng
theo dv