03-06-2011
|
#1
|
R8 Vơ Lâm Chí Tôn
Join Date: Jun 2009
Location: US
Posts: 17,796
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 33
|
Phương Tây triển khai vũ khí hạt nhân dưới đáy biển?
Có tất cả là 8 tầu ngầm hạt nhân của Mỹ, Liên Xô và Nga bị ch́m, trở thành mối đe dọa ngầm về ô nhiễm phóng xạ.
Cách đây bốn thập kỷ Moscow, Washington và London mở ra văn bản kư kết, tuyên bố các đáy biển và đại dương là khu vực phi hạt nhân. Hiệp ước quốc tế này cấm bố trí dưới ḷng biển và trong ḷng đất đại dương không chỉ hạt nhân, mà cả các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt khác.
Hiệp ước được ban hành ngày 11/2/1971 và sau vài tháng bắt đầu có hiệu lực. Ư nghĩa thực tế của thỏa thuận quốc tế này chỉ được hiểu rơ sau đó một thập kỷ.
Nhiều đáy đại dương có chất phóng xạ.
Cụ thể, vào những năm 1970, tầm bay của các tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm c̣n hạn chế. Tuy nhiên, trong thập niên tiếp theo, các tên lửa liên lục địa tầm xa xuất hiện trong trang vũ khí thế giới. Ví dụ, tên lửa Trident II có khả năng hạ mục tiêu ở cự li 11.000 km.
Như vậy, trên thực tế, tàu ngầm hạn nhân có khả năng đạt đích ngay khi đang đỗ tại bến tàu. C̣n nếu được triển khai, những bệ phóng tên lửa dưới đáy biển sẽ có giá thành rẻ hơn nhiều so với các tàu ngầm hạt nhân. Do đó, có thể nói, hiệp ước được lập ra đi trước thời gian.
Ông Alexandr Sharavin, người đứng đầu Viện phân tích chính trị và quân sự Nga nhận định: “Vào thời điểm đó, vẫn chưa có sự hiểu biết đầy đủ về mối đe dọa của vũ khí hạt nhân, chưa nhận thức rơ rằng đây là nguy cơ cho sự tồn tại của toàn thể nhân loại. Và việc hiệp ước được thông qua trở thành rào cản lớn đối với sự tiếp tục phát triển của các thể loại vũ khí hạt nhân. Quyết định vào năm 1971 hỗ trợ ngăn chặn sự chạy đua giữa các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân và làm giảm bớt căng thẳng”.
Tuy nhiên, không thể khẳng định rằng các đáy biển và đại dương trở thành khu vực phi hạt nhân. Vào giai đoạn 1955 đến 2010, có tất cả là 8 tầu ngầm hạt nhân của Mỹ, Liên Xô và Nga bị ch́m. Trong ấy, chỉ có tầu ngầm Kursk của Nga là được vớt lên. Số c̣n lại vẫn đang ở dưới nước trong những chế độ bảo quản khác nhau, trở thành mối đe dọa ngầm về ô nhiễm phóng xạ.
Mới đây, BBC “rắc muối” vào vết thương bí mật và từ lâu của Lầu Năm Góc – nhắc tới sự kiện Mỹ để mất một quả bom nguyên tử cách không xa bờ biển Greenland, điều hơn bốn mươi năm qua được giữ kín. Vào tháng 1/1968, máy bay ném bom B-52 của Mỹ với đầu đạn hạt nhân bị rơi gần căn cứ North Star Bay. Trong quá tŕnh điều tra, các nhà báo người Anh xác định rằng, trên máy bay bị rơi có bốn quả bom nhưng chỉ có ba trong số này được t́m thấy và đưa lên từ đáy Bắc Băng Dương.
Những trường hợp vi phạm khác cũng có thể xảy ra. Ông Vasily Spiridonov, nhà tư vấn chương tŕnh biển của Quĩ bảo vệ thiên nhiên thế giới cho biết, ở đây đề cập tới việc chôn các chất thải phóng xạ dưới đáy biển và đại dương: “Vào những năm 1950, người ta nghĩ rằng không có ǵ nghiêm trọng nếu ném các chất thải hạt nhân vào ḷng chảo đại dương, chúng sẽ chẳng thoát đi đâu. Nhưng cũng chính khi ấy, các nhà hải dương học Liên Xô chứng minh đầy thuyết phục rằng, tồn tại sự trao đổi nước, các liên hệ hải lưu và bất kỳ vật liệu phóng xạ dù có được chôn hay để lọt vào hố trũng trong đại dương đều có nguy cơ bị hải lưu phân tán tới các vùng biển rộng”.
Những lập luận ấy đóng một vai tṛ đáng kể. Chưa một cuộc chôn vùi công khai chất phóng xạ nào được thực hiện trên các biển và đại dương.
Theo giới chuyên gia, nhân loại vẫn c̣n thời gian để làm sạch các rác thải gây chết người trên những vùng biển và đại dương. Công việc này đ̣i hỏi tạo lập chương tŕnh đặc biệt về hợp tác khoa học-kỹ thuật quốc tế. Chỉ khi ấy, đáy đại dương mới có thể thực sự trở thành một khu vực phi hạt nhân.
Theo RUVR
(báo Đất Việt)
|
|
|