Đài truyền h́nh Al Jazeera hôm qua đưa tin, nhà lănh đạo Libya Moammar Gaddafi bất ngờ tuyên bố sẵn sàng ra đi sau 41 năm cầm quyền nếu được thỏa măn một vài điều kiện. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, đây có thể chỉ là hành động “câu giờ”.
Thông tin hỗn loạn
Theo một số nguồn tin, lănh tụ Libya Gaddafi không đích thân gửi đặc sứ sang phe đối lập nhưng cử các luật sư làm trung gian thương lượng.
Tờ báo tiếng
Arab Al Bayan dẫn nguồn tin thân cận với ông Gaddafi tiết lộ, nhà lănh đạo Libya đang t́m kiếm một nơi an toàn ở bên ngoài Libya. “Ông ấy liên lạc với các quốc gia châu Phi và Arab cho phép ông cư trú an toàn khi rời Libya”, nguồn tin cho hay.
Đài truyền h́nh
Al Jazeera hôm qua đưa tin, nhà lănh đạo Libya Moammar Gaddafi bất ngờ tuyên bố sẵn sàng ra đi.
Chưa biết thực hư ra sao nhưng Hội đồng quốc gia lâm thời của phe đối lập bác bỏ mọi đề xuất (nếu có) của ông Gaddafi. “Chúng tôi phải nói rơ rằng bất kỳ cuộc thương lượng nào đều dựa trên cơ sở ông Gaddafi phải từ chức. Không có một thoả hiệp nào khác”, ông Ahmed Jabreel - một lănh đạo phe nổi dậy phát biểu.
Phe nổi dậy cũng khẳng định sẽ không truy cứu Tổng thống Moammar Gaddafi v́ những tội danh mà ông này gây ra nếu từ chức trong ṿng ba ngày. Thậm chí, thời hạn 72 giờ có thể được kéo dài cho các cuộc thương lượng…
Trong khi đó, theo hăng tin
AFP, một quan chức Chính phủ Libya lại khẳng định là không hề có một đề nghị thương lượng nào từ phía ông Gaddafi dù trước đó, cựu Thủ tướng Talhi cũng lên truyền h́nh kêu gọi lănh đạo quân nổi dậy đối thoại với Chính phủ.
Chiến sự đang diễn ra ác liệt.
Câu giờ?
Trước những ḍng thông tin hỗn loạn trên, xuất hiện nhiều ư kiến trái ngược nhau bởi mỗi giả thuyết đều có cơ sở của ḿnh.
Về khả năng thứ nhất là ông Gaddafi muốn thỏa hiệp để ra đi an toàn, có thể nguyên nhân là ngày càng có sự chia rẽ lớn bên trong quân đội Libya khiến ông mất kiểm soát nhiều khu vực vào tay phe nổi dậy.
Cùng với đó là sức ép từ bên ngoài đang gia tăng, kể cả sức ép quân sự với nguy cơ Libya bị đặt dưới vùng cấm bay, hay Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mỹ dẫn đầu sẽ tấn công Libya…
Nói cách khác, trong trường hợp này, ông Gaddafi chọn kế 36 - “tẩu vi thượng sách”.
Mỹ cân nhắc các biện pháp cứng rắn với Libya.
Tuy nhiên, hiện cũng có khả năng khác: ông Gaddafi "câu giờ” để có thêm thời gian t́m biện pháp đối phó với thù trong giặc ngoài.
Ngay cả phát ngôn viên của phe nổi dậy là ông Mustafa Gheriani cũng nhận định, đề nghị của ông Gaddafi chỉ có tính chiến thuật. Ông này tuyên bố: “Ông Gaddafi chưa bao giờ thực hiện bất cứ lời hứa ǵ trong 42 năm qua. Lần này ông ta sẽ thực hiện cam kết?”
Con trai của ông Gaddafi là Saadi Gaddafi cũng cho rằng, cha ông ra đi sẽ là một sai lầm, Libya sẽ rơi vào nội chiến. “Nếu điều ǵ đó xảy ra với nhà lănh đạo đất nước, th́ ai sẽ điều hành đất nước? Lănh đạo đất nước phải có trách nhiệm làm dịu t́nh h́nh và thuyết phục được người dân Libya ngồi lại với nhau”, Saadi Gaddafi phát biểu.
Theo lập luận trên, việc Gaddafi đề xuất ra đi chỉ là câu giờ, tạm thời tránh đối đầu trực diện với không chỉ phe nổi dậy mà c̣n cả phương Tây. Bằng chứng là Chính phủ của ông đă và đang t́m cách vận động cộng đồng quốc tế, kêu gọi Liên Hiệp Quốc gửi quan sát viên đến Libya đánh giá t́nh h́nh trước khi quốc tế có quyết định chính thức (có thể là can thiệp quân sự hoặc lập vùng cấm bay...).
Một bằng chứng khác cũng củng cố cho luồng ư kiến này là việc phe ông Gaddafi dù đủ mạnh nhưng lại không tấn công trung tâm lọc dầu Ras Lanouf. Một lănh đạo của phe nổi dậy khẳng định: “Gaddafi không oanh tạc cơ sở lọc đầu này là v́ ông ta c̣n hy vọng có thể vẫn nắm quyền cai trị quốc gia. Bằng không th́ ông ta cho oanh tạc rồi”.
Trong lúc "câu giờ" với cả bên trong lẫn bên ngoài, ông Gaddafi tiếp tục cho lực lượng trung thành tấn công, tái chiếm và đàn áp phe nổi dậy. Bằng chứng là trong vài ngày gần đây, đà tiến của quân nổi dậy đang bị chặn lại do cuộc phản công của quân chính quy, với nhiều cuộc oanh tạc và tấn công mạnh vào nhiều thành phố. Giành được lợi thế trên chiến trường, chẳng lẽ ông Gaddafi lại tự rút lui trên bàn đàm phán?
Chiến sự leo thang
Hôm qua, quân Chính phủ Libya tấn công các thị trấn do quân nổi dậy chiếm giữ ở miền Đông và cả miền Tây bằng các cuộc không kích, rocket, và đại pháo trong cuộc tấn công tiếp tục nhắm vào các chiến binh đối lập.
Phe đối lập bị chặn lại tại nhiều nơi.
Các chiến đấu cơ Libya thực hiện nhiều vụ không kích nhắm vào các vị trí quân nổi dậy ở chung quanh trung tâm lọc dầu Ras Lanuf.
Tại các nơi khác, quân của ông Gaddafi tiếp tục tấn công dữ dội vào thị trấn miền Tây Zawiya, nơi quân nổi dậy chiếm giữ gần Thủ đô Tripoli nhất.
Những người được chứng kiến nói rằng lực lượng Chính phủ oanh kích các khu vực cư dân ở Zawiya, phá hủy nhiều ṭa nhà và các bệnh viện tràn ngập người bị thương.
Trăm dâu đổ đầu dân
Liên Hiệp Quốc cho biết, có tới một triệu người, hầu hết là công nhân nước ngoài, hoặc bỏ chạy ra khỏi Libya hoặc c̣n bị mắc kẹt ở đó và cơ quan này kêu gọi cộng đồng quốc tế quyên góp 160 triệu USD trợ giúp khẩn cấp.
Điều phối viên Cứu trợ Liên Hiệp Quốc là bà Valerie Amos dự báo sẽ có cuộc di tản 400.000 người ra khỏi Libya, trong đó có 200.000 người chạy thoát...Bà Amos nói rằng tất cả những người này cần được cung cấp lương thực, nước uống, chăm sóc sức khoẻ và nơi tạm trú.
Tổng Giám đốc Tổ chức di dân quốc tế là ông William Swing nhận định, nhiều công nhân di trú bị mắc kẹt ở Libya và cần được giúp đỡ.
Phe nổi dậy t́m kiếm sự ủng hộ
Chính phủ lâm thời đang nỗ lực xây dựng lực lượng, hy vọng các quốc gia khác sẽ công nhận họ là Chính phủ chính đáng nhất để lănh đạo Libya trong tương lai. Phát ngôn viên Gheriani xác nhận Hội đồng họp với một phái đoàn của Italy và giờ đây đang chờ tuyên bố của Chính phủ Italy.
Ông Gheriani c̣n cho biết thêm rằng, ông hy vọng là nước Anh sẽ t́m cách thiết lập quan hệ. Ông Gheriania tuyên bố: “Điều đáng tiếc là những người Anh không đến đây theo một lối hợp pháp nhưng dẫu sao chúng tôi cũng coi đây là một ư định tích cực, ít nhất không có nghĩa là chúng tôi muốn thương thuyết với họ v́ họ đến đây bất hợp pháp nhưng ít nhất cũng có nỗ lực dựa trên ḷng tin từ phía Chính phủ Anh quốc”.
Đáp lại, nhiều nhà ngoại giao Anh khẳng định công việc của họ về việc cho ra đời một nghị quyết lập vùng cấm máy bay tại Libya là kế hoạch đối phó với những bất ngờ; trong khi họ chuẩn bị cho tất cả các khả năng có thể xảy ra tại Libya, nơi các tay súng chống Chính phủ đang giao chiến với phe trung thành với ông Gaddafi.
Trần Lâm (theo CNN, AP, VOA, RFI)