Một quả cầu lửa vàng khổng lồ bắn lên bầu trời, kéo theo đó là những cột khói đen đặc khi giao tranh giữa phe nổi dậy và lực lượng chính phủ khiến 2 giếng dầu bốc cháy vào ngày hôm qua, gây tổn hại cho ngành năng lượng vốn đă tê liệt ở Libya.
Tại miền tây, Tổng thống Gadahafi đă tuyên bố chiến thắng khi giành lại quyền kiểm soát Zawiya, thành phố gần với thủ đô Tripoli nhất từng bị rơi vào tay phe nổi dậy. Đài truyền h́nh quốc gia chiếu cảnh đám đông hàng trăm người tụ tập ở nơi được cho là quảng trường chính của Zawiya, hô vang: “Người dân muốn đại tá Gadhafi”.
Phe nổi dậy bắn rocket đáp trả quân chính phủ ở miền tây.
Trong khi đó các cường quốc phương Tây vẫn c̣n đang bất đồng với kế hoạch ủng hộ phe nổi dậy và thiết lập một vùng cấm bay trên bầu trời Libya. Nhóm cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ Obama gia tăng sức ép kêu gọi ông Gadhafi từ chức và ngừng các chiến dịch nhằm vào phe nổi dậy, song Nhà Trắng cho biết chưa có hành động quân sự ngay và mọi sự chú ư giờ chuyển sang phiên họp của NATO tại Brussels, Bỉ, vào ngày hôm nay. Hôm qua, Ngoại trưởng Mỹ, bà Hillary Clinton cũng tuyên bố là mọi quyết định liên quan đến việc lập vùng cấm bay phải do Liên Hiệp Quốc đưa ra.
Liên minh NATO cho biết đang lên kế hoạch cho bất kỳ t́nh huống nào trong cuộc khủng hoảng ở Libya. Nhưng với Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ, đang chuẩn bị cho cuộc họp giữa các bộ trưởng trong liên minh để bàn về các lựa chọn quân sự vào ngày hôm nay, có ít dấu hiệu cho thấy họ sẽ nhất trí lập một vùng cấm bay trên quốc gia Bắc Phi này.
C̣n một phát ngôn viên phe nổi dậy hôm qua cho hay họ sẽ mua vũ khí nếu cộng đồng quốc tế không tuyên bố được một vùng cấm bay trên bầu trời Libya. Chưa rơ họ sẽ lấy tiền ở đâu để mua vũ khí.
Anh và Pháp hiện đang hối thúc Liên hợp quốc (LHQ) thiết lập một vùng cấm bay trên Libya, với Mỹ có thể ủng hộ, song Nga và Trung Quốc, 2 nước có quyền phủ quyết tại Hội đồng bảo an, chắc chắn sẽ phản đối, do cho rằng động thái như vậy là phương hại đến chủ quyền, toàn vẹn lănh thổ của một quốc gia.
Tổng thống Gadhafi, trong cuộc phỏng vấn trên đài truyền h́nh Thổ Nhĩ Kỳ, tuyên bố người dân Libya sẽ chiến đấu nếu các quốc gia phương Tây áp đặt lệnh cấm bay, ngăn cản chính quyền của ông dùng không lực đanh bom phe nổi dậy.
Ông cho rằng thiết lập vùng cầm bay sẽ càng chứng tỏ rơ ư định thực sự của phương Tây, đó là chiếm nguồn dầu mỏ dồi dào của nước này.
Tại Ras Lanouf, đông Libya, gần nơi xảy ra giao tranh giữa phe nổi dậy và lực lượng chính phủ, được biết đă xảy ra một vụ nổ gần cơ sở dầu mỏ Sidr, cách đông Tripoli khoảng 580km. 3 cột khói đen bốc lên từ khu vực, có vẻ như là do dầu cháy.
Mustafa Gheriani, một phát ngôn viên của phe đối lập, cho biết pháo của lực lượng chính phủ đă nă trúng đường ống dẫn dầu từ các giếng ở sa mạc tới Sidr. Một kho dầu cũng có vẻ như đă bị không kích.
Bất ổn ở Libya đă gây tổn hại nghiêm trọng tới sản lượng dầu của đất nước. Trong một tuần qua, lực lượng chính phủ và phe nổi dậy đă giao tranh quanh nhiều cảng dầu quan trọng ở miền đông, như Brega, Ras Lanouf và Sidr. Vào thời gian đỉnh điểm, 3 khu vực xuất khẩu dầu mỏ này xuất khoảng 750.000 thùng dầu/ngày, chiếm gần 45% lượng xuất khẩu của cả nước. Cảng dầu thứ tư ở miền đông, Marsa al-Harigah, xuất 220.000 thùng/ngày. Tổng cộng 4 cảng dầu này chiếm gần 60% sản lượng xuất khẩu dầu thô của cả nước.
“Chúng ta đang chứng kiến Libya gần như bị đóng cửa”, Samuel Cizsuk, nhà phân tích dầu lửa Trung Đông cho hay. “Vấn đề chỉ c̣n là thời gian, trước khi bạo lực gia tăng phá hủy các cơ sở dầu mỏ.”
Trong khi đó đài truyền h́nh BBC của Anh cho hay 3 nhân viên của họ đă bị các binh sỹ chính phủ Libya giam giữ, đánh đập trong khi họ cố gắng tới Zawiya vào hôm thứ hai vừa qua. Theo BBC, 3 người bị giam 21 giờ trước khi được thả và sau đó đă rời Libya.
Phan Anh
Theo AP