Ukraina loại trừ tái diễn thảm họa Chernobyl ở Nhật (cập nhật)
(NLĐO)- Các nhà khoa học Ukraina – nơi đă xảy ra thảm họa hạt nhân Chernobyl kinh hoàng – đă chích thức loại trừ một thảm kịch tương tự sẽ xảy ra cho Nhật Bản.
Đó là nhận định của tổng giám đốc Trung tâm Chernobyl về các vấn đề an toàn hạt nhân, chất thải phóng xạ và sinh thái phóng xạ - ông Mikhail Bondarkov - đưa ra ngày 14-3 .
Ảnh vệ tinh chụp nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1
Theo ông Bondarkov, tuy các ḷ phản ứng hạt nhân của nhà máy Fukushima số 1 của Nhật Bản liên tục phát nổ sau trận động đất dữ dội nhưng sẽ không xảy ra sự cố giống Chernobyl v́ hai nhà máy có thiết kế khác nhau. Hơn nữa, tại nhà máy Fukushima không có ǵ cháy được v́ chỉ toàn nước và uranium.
Ông Bondarkov cũng chỉ ra các nhà máy điện hạt nhân của Nhật Bản đă được thiết kế ở mức độ an toàn cao. “Ở Nhật Bản có hơn 50 tổ máy, nhưng vấn đề chỉ xuất hiện tại một nhà máy, như vậy thiết kế đó an toàn. Việc cần làm là phân tích nguyên nhân gây hỏng các hệ thống làm mát ḷ phản ứng để hoàn thiện hơn”.
Vụ nổ ḷ phản ứng hạt nhân số 3 của nhà máy Fukushima số 1 sáng 14-3
Vụ nổ đầu tiên tại ḷ phản ứng số 1 chiều 12-3
Thảm hoạ nguyên tử Chernobyl xảy ra vào ngày 26-4-1986 khi nhà máy điện nguyên tử Chernobyl ở Pripyat, Ukraina bị nổ. Đây được coi là vụ tai nạn hạt nhân trầm trọng nhất trong lịch sử.
Do không có tường chắn, đám mây bụi phóng xạ tung lên từ nhà máy lan rộng ra nhiều vùng phía tây Liên Xô (cũ), Đông và Tây Âu, bán đảo Scandinav, Anh và phía đông nước Mỹ. Thảm hoạ này phát ra lượng phóng xạ lớn gấp bốn trăm lần so với quả bom nguyên tử được ném xuống Hiroshima.
Những ước tính về số nạn nhân khác nhau rất xa. Một bản báo cáo năm 2005 do Hội nghị Chernobyl, dưới sự tổ chức của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cho rằng có 56 người chết ngay lập tức, gồm 47 công nhân và 9 trẻ em, v́ ung thư tuyến giáp và ước tính có khoảng 9.000 người sẽ chết v́ một loại bệnh ung thư nào đó. Riêng tổ chức Hoà b́nh xanh ước tính tổng số người chết là 93.000.
Các chuyên gia của Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) cho rằng thảm họa Chernobyl sẽ không tái diễn ở Nhật Bản.
Tương tự, nhiều nhà khoa học ở Mỹ và châu Âu cũng cho rằng t́nh h́nh ở Nhật không đến nỗi nghiêm trọng, nguy hiểm như nhiều hăng thông tấn đưa tin và người dân lo sợ.
Nhà máy Fukushima hai lần phát nổ.
Cựu thanh sát viên của Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) Robert Engel khẳng định, việc nóng chảy một phần của ḷ phản ứng hạt nhân ở Nhật chưa phải là một thảm họa; đó là chưa tính tới việc các ḷ phản ứng hạt nhân ở Nhật rất tốt, khó ḷng bị nóng chảy hoàn toàn.
Nhà khoa học Josef Oehmen của Viện công nghệ Massachusetts th́ cho biết, các ḷ của Nhật rất an toàn, hơn hẳn ḷ phản ứng Chernobyl.
Ḷ Chernobyl RBMK-1000 nổ ngày 26/4/1986. Khi đó, đây là kiểu ḷ mới, vẫn trong quá tŕnh thử nghiệm và có rất ít các biện pháp bảo đảm an toàn nhằm đề pḥng hiện tượng lơi ḷ phản ứng nóng chảy.
Ngược lại, các ḷ của Nhật ở Fukushima ra đời từ lâu và được thử nghiệm rất kỹ, có ba lớp bảo vệ tốt nhằm đề pḥng hiện tượng lơi ḷ phản ứng nóng chảy, ṛ rỉ chất phóng xạ. Riêng lớp bảo vệ thứ ba cực kỳ chắc chắn, được thiết kế, xây dựng riêng biệt, đủ sức làm nhiệm vụ quan trọng là hạn chế cả hiện tượng toàn bộ lơi ḷ nóng chảy.
Chernobyl khó ḷng tái hiện ở Nhật Bản.
Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là không có ǵ phải lo ngại. Thứ nhất là do mất điện và các máy bơm để hạ nhiệt ḷ phản ứng, nhà điều hành phải lấy nước biển làm mát ḷ. Vấn đề nảy sinh từ đây: nước biển có thể khiến các ḷ phản ứng bị hỏng, không thể sử dụng được nữa và việc làm nguội c̣n phụ thuộc vào các thành phần bổ sung vào nước biển để làm nguội ḷ. Nếu pha trộn không tốt th́ hiệu suất hạ nhiệt sẽ giảm và lại có nguy cơ nóng chảy...
Trận động đất hôm 11/3 và sóng thần sau đó làm hỏng và cuốn trôi các hệ thống làm nguội chính lẫn dự pḥng. Nhiều người lo sợ bụi phóng xạ sẽ theo gió mà lan ra khắp Thái B́nh Dương.
Một vấn đề khác là cũng không thể bỏ qua là chất phóng xạ có thể lan ra ngoài theo đường nước. Theo đó, các hồ chứa các thanh nhiên liệu đă sử dụng có thể bị ṛ rỉ do động đất, rồi nước từ hồ sẽ lan ra ngoài và gây nguy hiểm. Vấn đề này càng nghiêm trọng bởi tổ hợp hạt nhân nằm gần các khu vực đông dân.
Nếu giải quyết được hết các vấn đề trên, t́nh h́nh sẽ sớm ổn định. Giám đốc Trung tâm công nghệ hạt nhân của ĐH Hoàng gia London là Robin Grimes cho biết: “Khi ḷ được làm nguội, Nhật có thể dễ dàng lấy ra các thanh nhiên liệu và xử lư chúng. Sẽ không có chuyện tồi tệ như thảm họa Three Miles Island ở Mỹ”.
Thảm hoạ nguyên tử Chernobyl xảy ra vào ngày 26/4/1986 khi nhà máy điện nguyên tử Chernobyl ở Pripyat, Ukraine (khi ấy c̣n là một phần của Liên Xô) bị nổ. Do không có tường chắn, mây bụi phóng xạ từ nhà máy lan rộng ra nhiều vùng phía Tây Liên Xô , Đông và Tây Âu, Scandinavy, Anh và phía Đông nước Mỹ.
Nhiều vùng rộng lớn thuộc Ukraine, Belarus và Nga bị ô nhiễm nghiêm trọng, dẫn tới việc phải sơ tán và tái định cư cho hơn 336.000 người. Thảm hoạ này phát ra lượng phóng xạ lớn gấp bốn trăm lần so với quả bom nguyên tử được ném xuống Hiroshima. -Theo Wiki
Theo thông tin mới nhất từ giới chức Nhật, lệnh cảnh báo sóng thần bị hủy bỏ. Trước đó, nhà chức trách dự đoán sóng thần cao 3-5m sẽ ập vào phía Đông Bắc nước này vào sáng nay.
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.