Libya đang là một vấn đề nóng của thế giới. Bài viết này không có ư định đưa ra một quan điểm hay dự đoán mà chỉ nhằm tŕnh bày những sự kiện của vấn đề trên một số khía cạnh.
Bản nghị quyết số 1973 của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc được 15 nước thành viên thông qua dễ dàng, bằng 10 phiếu thuận 5 phiếu không ư kiến và không có phiếu chống. Đây là một trường hợp đồng thuận khó thấy trong t́nh h́nh phức tạp trên thế giới ngày nay. Nga và Trung Quốc đă không sử dụng quyền phủ quyết như sự hoài nghi của nhiều dư luận trước đó.
Phi cơ liên quân trên vùng trời Libya. (H́nh: AFP/Getty Images)
Nhưng nhiều ư kiến bất đồng và lời phê phán đă nổi lên ngay khi nghị quyết bắt đầu được một số quốc gia Tây Phương và Á Rập thi hành. Đấy là điều thường t́nh phải có, bởi v́ quy định trong nghị quyết quá bao quát và quyền hạn được cho phép quá rộng răi, diễn giải theo chiều hướng nào cũng đều là hữu lư. Nghị quyết cũng chưa đề ra một giới hạn thời gian hay ấn định một mục tiêu cuối cùng để đạt tới, do đó chắc chắn sẽ c̣n nhiều vấn đề phức tạp phải giải quyết trong tương lai bằng những phương cách chưa dự đoán nổi.
Người ta thường chỉ chú trọng, hay nói một cách cho dễ hiểu, là Hội Đồng Bảo An LHQ quyết định thành lập vùng cấm bay ở Libya, và do đó có sự phê phán cuộc oanh kích của các nước đồng minh là vượt quá giới hạn được phép về thực hiện vùng cấm bay. Thật ra đây chỉ là một trong 29 điểm trong chỉ thị hành động được nghị quyết đề ra, sau khi đă nêu lên điểm căn bản về nguyên tắc.
Căn bản của nghị quyết là “Xác định t́nh h́nh ở Libya tạo nên sự đe dọa cho nền ḥa b́nh và an ninh thế giới” (Determining that the situation in the Libyan Arab Jamahiriya constitue a threat to international peace and security, Acting under Chapter VII of the Charter of the United Nation,...) và do đó quyết định “hành động theo Chương VII của Hiến Chương Liên Hiệp Quốc”. Điều 42 chương VII của Hiến Chương Liên Hiệp Quốc cho phép sử dụng vũ lực trong trường hợp này, đă có tiền lệ khi Bắc Hàn xâm lăng Nam Hàn năm 1950 và Liên Hiệp Quốc đem quân can thiệp.
Điểm số 1 trong chỉ thị hành động là “Yêu cầu ngưng bắn tức khắc, chấm dứt hoàn toàn bạo lực và việc tấn công vào dân chúng.” Điểm số 8 mới nói đến việc thành lập vùng cấm bay. Việc thi hành nghị quyết nêu trong điểm 8 cho phép các quốc gia hoặc tổ chức hay nhóm quốc gia “dùng mọi biện pháp cần thiết” để duy tŕ nghiêm chỉnh lệnh cấm bay và bảo vệ thường dân.
Chiến dịch Odyssey Dawn được tiến hành theo những quyết định như thế có thể mở rộng thành một cuộc oanh kích Không Quân toàn diện nhắm vào các vị trí pḥng không, phi trường, các đội quân tấn công, căn cứ quân sự. Nhưng đă có không ít tranh căi trên thế giới về giới hạn hành động và khó có thể đi đến một kết luận chung nào.
Tại Hoa Kỳ một số giới chính trị phê phán Tổng Thống Obama về sự vượt quyền Quốc Hội, tự tiện mở cuộc chiến tranh ở nước ngoài. Theo Hiến Pháp Hoa Kỳ, tổng thống với tư cách Tổng Tư Lệnh Quân Đội chỉ được phép tham gia một cuộc chiến mà không cần phải có sự chấp thuận trước của Quốc Hội, khi nào quyền lợi và an ninh của nước Mỹ bị đe dọa. Những chỉ trích khắc khe hơn c̣n đ̣i hỏi Hoa Kỳ phải chấm dứt ngay hành động quân sự ở Libya. Lư giải theo những lời xác định của Nghị quyết 1973 th́ có thể biện hộ phần nào cho quyết định can thiệp của Hoa Kỳ. Vả lại trong thực tế, là một cường quốc có vai tṛ lănh đạo trên thế giới và với giá trị tinh thần của chủ trương cổ vũ dân chủ tự do nhân quyền, Hoa Kỳ không thể đứng ngoài một chuyện có sự đồng thuận quốc tế.
Một điểm đáng chú ư là điểm số 4 của nghị quyết 1973 nói rơ “cho phép dùng mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ thường dân ở những nơi bị quân đội chính quyền Libya đe dọa tấn công, kể cả Benghazi, nhưng loại trừ lực lượng chiếm đóng nước ngoài bằng bất cứ h́nh thức nào trên bất cứ phần đất nào của Libya.” Điều này được hiểu là rơ ràng không cho phép đem quân bộ chiến vào Libya. Nhưng từ ngữ trong văn bản lại có thể giải thích hơi khác, “occupation force” là lực lượng chiếm đóng, nếu đem vào Libya những toán như biệt kích chỉ hoạt động cho những nhu cầu quân sự ngắn hạn th́ có được phép không, nếu đó là “một biện pháp cần thiết”? Có lẽ đó là lập luận của Anh Quốc khi thực tế từ mấy tuần lễ đến nay đă có một số toán biệt kích ở miền Đông Libya với lư do được giải thích là cố vấn cho lực lượng nổi dậy tránh tổn thất khi phải đụng độ với quân Gadhafi và tiếp cứu các phi công đồng minh khi máy bay của họ rớt trong lúc thi hành nhiệm vụ ở vùng cấm bay.
Trên tất cả mọi vấn đề, câu hỏi lớn nhất được đặt ra trong việc Hoa Kỳ và quốc tế can thiệp bằng quân sự vào Libya là mục tiêu cuối cùng như thế nào và trong thời hạn bao lâu? Ṭa Bạch Ốc hôm Thứ Năm có minh định là quân đội Hoa Kỳ chỉ tham gia chiến dịch Operation Odyssey Dawn với vai tṛ lănh đạo và chủ động tấn công trong một thời gian ngắn, ít ngày chứ không phải là ít tuần lễ. Sau đó trách nhiệm điều động sẽ được chuyển cho NATO, đến nay đă gần đạt được sự thỏa thuận. C̣n về mục tiêu th́ như Tổng Thống Obama đă nói, quốc tế đều muốn Gadhafi rời khỏi quyền hành nhưng điều này tùy thuộc vào quân nổi dậy hoặc những phần tử hiện nay c̣n trung thành với nhà độc tài này có hành động thích ứng. Phát ngôn viên ṭa Bạch Ốc Day Carney giải thích thêm: “Hành động quân sự của chúng tôi không để thay đổi chế độ và chúng tôi cũng không kêu gọi đảo chính.”
Trong những hoàn cảnh đó, chưa ai có thể dự đoán tương lai t́nh thế Libya sẽ như thế nào. Các tướng lănh đồng minh nói rằng họ chỉ làm nhiệm vụ trong phạm vi quân sự được giao phó. Bộ trưởng Quốc Pḥng Anh cũng nh́n nhận: “Chúng tôi chưa có chiến lược kết thúc (exit strategy).” Như thế t́nh trạng dễ xảy ra nhất dù không ai mong muốn có thể là Gadhafi vẫn bám giữ được quyền lực và Libya có thể phân thành hai nước với một cuộc nội chiến kéo dài.
Những người lạc quan hơn tin rằng kết cuộc Gadhafi phải bị loại. Cả thế giới, từ những nước đă từng nhiều ít thân cận với ông ta như Ư, Trung Quốc, Nga hay một số nước Á Rập, không ai chấp nhận nhà độc tài tàn bạo có nhiều đường lối hành động bất thường này. Nhưng mọi chuyện không phải luôn luôn như mong muốn hay tính toán, và c̣n là vấn đề thời gian nữa. Và trong trào lưu cách mạng hoa nhài, đất sa mạc Libya dường như không dễ thích hợp. (HC)
Hà Tường Cát/Người Việt (tổng hợp)