Việc Công an P.9, Q.G̣ Vấp, TP.HCM chỉ yêu cầu ông Hà Văn Bảy - người đă tổ chức cho ba cụ già đi ăn xin - viết cam kết sẽ đưa ba cụ về lại nơi cư trú ở Thanh Hóa đă đặt ra câu hỏi chẳng lẽ không có h́nh thức xử phạt nào khác?
Ngày 28-3, PV trở lại Công an P.9, Q.G̣ Vấp, được trung tá Dương Thanh Hùng - phó chỉ huy Công an P.9 - cho biết: “V́ chưa có luật định và chứng cứ cụ thể để có thể giữ ông Hà Văn Bảy tại trụ sở phường lâu hơn nên công an P.9 đă phải trả tự do cho ông Hà Văn Bảy trong ngày, sau khi yêu cầu ông Bảy viết cam kết sẽ đưa ba cụ già về lại nơi cư trú của các cụ.
Cụ bà Nguyễn Thị Ĺu lang thang trên đường Quang Trung, P.10, Q.G̣ Vấp để ăn xin
Theo bản cam kết này, ông Bảy sẽ phải giao lại giấy xác nhận của địa phương nơi cư trú của các cụ cho Công an P.9. Đồng thời, ông Bảy hứa sẽ không vi phạm hành vi tương tự trong thời gian tới. Ông Bảy đă trả lại toàn bộ số tiền cho ba cụ già. Chiều 17-3, công an phường đă tổ chức xe đưa ông Bảy và ba cụ già ra bến xe”.
Theo trung tá Hùng, Công an P.9 đă báo cáo vụ việc, chuyển hồ sơ lên Công an Q.G̣ Vấp. Sau đó Công an Q.G̣ Vấp nhận định vụ việc này không phải là trọng án nên đă chuyển lại hồ sơ và yêu cầu Công an P.9 có trách nhiệm tiếp tục theo dơi. Nếu ông Hà Văn Bảy tiếp tục có hành vi lợi dụng người già để trục lợi hoặc có các vi phạm khác th́ Công an P.9 có trách nhiệm cung cấp cho các đơn vị liên quan để có thể xử lư ở mức độ cao hơn.
Tuy nhiên ngày 19-3, tức chỉ sau hai ngày kể từ lúc ông Hà Văn Bảy viết bản cam kết, PV
Tuổi Trẻ lại ghi nhận được h́nh ảnh cụ bà Nguyễn Thị Ĺu lang thang trên đường Quang Trung, P.10, Q.G̣ Vấp để ăn xin.
Trao đổi về vụ việc này, trung tá Dương Thanh Hùng cho biết thêm: “Chúng tôi đă nhận được tin báo từ người dân rằng ông Hà Văn Bảy tiếp tục có hành vi đưa đón cụ bà Ĺu đến khu vực chợ Hạnh Thông Tây để ăn xin. Ban chỉ huy đă đă cử thiếu úy Lê Quốc Thắng, cảnh sát khu vực khu phố 3, xuống tận nơi ông Hà Văn Bảy và ba cụ già lưu trú để kiểm tra th́ ông Hà Văn Bảy đă đưa cụ ông Trịnh Duy Nhường và cụ bà Nguyễn Thị Ĺu đi nơi khác ở. Chỉ có cụ ông Đặng Nguyễn Tiệp là có phản hồi từ địa phương cư trú của cụ (Quảng Xương, Thanh Hóa) xác nhận đă trở về. Hiện tại v́ đối tượng không c̣n ở trong địa bàn phụ trách của Công an P.9 nên Công an P.9 không c̣n trách nhiệm giám sát”.
Trung tá Phạm Trương Dũng, đội trưởng đội tham mưu Công an Q.G̣ Vấp, nhận định: "Sau khi mời các đối tượng liên quan vụ việc trên về phường để lấy lời khai và xử lư, công an quận đă được ban chỉ huy Công an P.9 báo cáo cụ thể về hướng xử lư vụ việc. Theo tôi, Công an P.9 đă xử lư vụ việc đúng quy tŕnh và pháp luật hiện hành. Trên thực tế, chưa có một điều khoản nào quy định về việc xử phạt các trường hợp tương tự”.
Bạn đọc Bùi Hiển:
Theo tôi, có thể xử lư những kẻ “chăn dắt” người già đi ăn xin theo mục 4, 5 điều 9 Luật người cao tuổi. Những kẻ này đă phạm vào tội “lợi dụng việc chăm sóc, phụng dưỡng người cao tuổi để vụ lợi” và “ép buộc người cao tuổi lao động hoặc làm những việc trái với quy định của pháp luật”.
Đề nghị các địa phương trên địa bàn thành phố rà soát, kiểm tra nếu phát hiện người già ăn xin nên đưa các cụ trở về quê hoặc vào các trại nuôi dưỡng người cao tuổi không nơi nương tựa. Hội người cao tuổi các địa phương cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền vận động hội viên và thân nhân nhằm tránh t́nh trạng người cao tuổi bị lừa gạt, đưa vào các thành phố lớn để ăn xin.
Ư kiến Luật sư Nguyễn Văn Hậu (trưởng ban tuyên truyền Hội Luật gia TP.HCM):
Có thể vận dụng Bộ luật h́nh sự
Việc bạn đọc Bùi Hiển cho rằng có thể xử lư những kẻ “chăn dắt” người già đi ăn xin theo khoản 4, khoản 5 điều 9 của Luật người cao tuổi là đúng, tuy nhiên việc đề nghị cơ quan nhà nước xử lư theo những “tội” trên là chưa đúng. Bởi v́ chưa có nghị định hướng dẫn thi hành Luật người cao tuổi như thế nào, cũng như pháp luật h́nh sự vẫn chưa quy định về hành vi chăn dắt ăn xin, ép buộc người cao tuổi lao động…
Tổ chức người đi ăn xin để trục lợi là một tệ nạn xă hội rất nghiêm trọng cần phải được khắc phục. Nạn nhân trong các vụ việc này thường là trẻ em, người già, là những người có ít khả năng tự vệ cả về mặt thể chất lẫn tinh thần, do đó thông thường sẽ bị cưỡng bức, đánh đập, hành hạ, thậm chí bị làm thương tật để có thể gây cảnh thương cảm cho việc xin tiền nhằm làm lợi cho những kẻ tổ chức.
Hành vi chăn dắt ăn xin sẽ tạo “môi trường thuận lợi” cho rất nhiều vi phạm khác như vi phạm pháp luật dân sự (xâm phạm đến quyền tự do, quyền nhân thân...), vi phạm pháp luật hành chính (xâm phạm đến trật tự quản lư của Nhà nước) và đáng lên án hơn cả là vi phạm pháp luật h́nh sự (xâm phạm sức khỏe, tính mạng của người khác…). Chính v́ vậy, việc hệ thống pháp luật chưa quy định cụ thể đối với hành vi chăn dắt ăn xin và xử lư vi phạm là một thiếu sót khá lớn cần phải khắc phục nhanh chóng.
Trong khi chờ đợi việc bổ sung hoàn thiện các quy định của pháp luật xử lư về hành vi chăn dắt ăn xin, theo tôi, các cơ quan chức năng cần phải ngăn chặn, xử lư đối với những kẻ chăn dắt ăn xin đang lộng hành bằng cách áp dụng các quy định pháp luật hiện có, như truy cứu trách nhiệm h́nh sự những kẻ đó vào các tội h́nh sự khi có đủ cấu thành tội phạm. Đó là:
+ Tội cố ư gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
+ Tội hành hạ người khác
+ Tội mua bán người
+ Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em
+ Tội bắt giữ hoặc giam người trái pháp luật…
Hoặc áp dụng các quy định của pháp luật dân sự và tố tụng dân sự để khởi kiện buộc những kẻ chăn dắt người ăn xin phải bồi thường cho hành vi xâm phạm sức khỏe, tinh thần, các quyền nhân thân của người khác.
Theo Tuổi Trẻ Online