Quân đội Philippines hôm qua thông báo là định sử dụng loại tàu mới do Mỹ chế tạo để tăng cường tuần tra. Theo RFI, thông tin này được đưa ra trong lúc Manila tỏ thái độ cứng rắn hơn trước các đ̣i hỏi chủ quyền của Bắc Kinh tại biển Đông.
Theo Chuẩn tướng Jose Mabanta, phát ngôn viên quân đội Philippines, hải quân nước này có ư định đưa vào sử dụng tàu tuần tra loại Hamilton hiện đại mới mua của Mỹ và sẽ được giao cho Philippines vào tháng 6 tới đây.
Quân đội Philippines c̣n tiết lộ thêm là một nhóm lính hải quân Philippines đang tu nghiệp tại Mỹ để học cách vận hành loại tàu tuần tra mới.
Philippines mua tàu chiến. Ảnh minh họa.
Theo hải quân Mỹ, Hamilton có khả năng di chuyển đường trường, được trang bị hệ thống vũ khí thuận tiện cho việc cận chiến. Loại tàu này như vậy sẽ góp phần tăng cường hiệu năng của hải quân Philippines, vốn chỉ có một đội tàu rất nhỏ và cũ kỹ so với Trung Quốc.
Hạm đội Philippines chủ yếu bao gồm các chiến hạm cũ do Mỹ “thải ra” và được tân trang lại. Soái hạm của hải quân Philippines cũng chỉ là chiếc Rajah Humabon, một khu trục hạm hộ tống loại Cannon được đóng từ Thế chiến II và hiện là một trong chiến hạm cũ nhất trên thế giới c̣n đang hoạt động.
Theo RFI, Philippines ngày càng cảm thấy cần phải gia tăng sự hiện diện quân sự trong bối cảnh họ cố tránh làm “phật ư” Bắc Kinh.
Trước đó, Philippines chính thức gửi thư lên Liên Hiệp Quốc bác bỏ tấm bản đồ chủ quyền h́nh “lưỡi ḅ” mà Bắc Kinh công bố.
Cũng theo RFI, bất chấp phản ứng của Philippines, Trung Quốc vẫn tiếp tục đ̣i hỏi độc quyền trên toàn bộ các vùng đang tranh chấp và vùng biển liền kề. Vào hôm 14/4, một lần nữa, Bắc Kinh lại lên tiếng cho rằng hành động phản đối của chính quyền Manila là điều không thể chấp nhận được.
Nhân cuộc họp báo thường kỳ, ông Hồng Lôi, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố thẳng thừng: “Chính quyền Trung Quốc không thể chấp nhận nội dung thư ngoại giao mà Chính phủ Philippines đệ trình lên Liên Hiệp Quốc”.
Lư do mà Bắc Kinh đưa ra cũng vẫn là: “Chủ quyền của Trung Quốc, các quyền liên quan và quyền quản lý hành chính tại biển Đông đều bắt nguồn từ lịch sử và dựa trên các cơ sở pháp lý”.
Theo RFI, lập luận này từng bị biết bao nhà khoa học và nghiên cứu quốc tế phản bác. Dù vậy, Trung Quốc đến nay vẫn thường xuyên nhắc đi nhắc lại nhiều lần.
Theo RFI