Trung Quốc tập hợp lực lượng làm đối trọng với phương Tây bằng cách tăng cường quan hệ với các nền kinh tế lớn mới nổi như Brazil, Nga, Ấn Độ và Nam Phi, tạo lập nhóm BRICS.
Đối trọng
Mỹ và đồng minh từ lâu kêu gọi Trung Quốc cư xử một cách “có trách nhiệm” trong các vấn đề toàn cầu. Tới nay, Bắc Kinh bắt đầu thuận theo đề nghị trên nhưng theo một cách khác mà phương Tây không mong muốn.
Theo đó, họ vẫn tích cực hội nhập vào thế giới nhưng không phải là “núp bóng” phương Tây mà độc lập, tự chủ và có thể là tạo ra cả thách thức cho các nước phát triển.
Với phương châm đó, Trung Quốc đang nỗ lực biến BRICS thành diễn đàn lớn với việc chính họ là "quản trị viên".
Trung Quốc, Brazil, Nga, Ấn Độ và Nam Phi tạo lập nhóm BRICS.
Bằng chứng là tuyên bố Tam Á (nơi diễn ra cuộc họp của BRICS) vừa qua toàn những ngôn từ mang “màu sắc” Trung Quốc.
Tuyên bố có đoạn: “Thế kỷ 21 là thế kỷ của b́nh, ḥa hợp, cùng hợp tác và là thế kỷ của phát triển khoa học”. Những từ như “ḥa hợp, phát triển khoa học" là những khẩu hiệu của đảng Cộng sản Trung Quốc.
Về tuyên bố này, theo Financial Times, nó không chỉ là thông điệp gửi tới thế giới bên ngoài mà c̣n là lời nhắn nhủ của Bắc Kinh cho người dân trong nước rằng, Trung Quốc bắt đầu phổ biến "tư tưởng" của họ ra bên ngoài và tăng cường ảnh hưởng lên các nền kinh tế mới nổi.
Một cơ sở khác cho thấy vị trí hạt nhân của Trung Quốc trong BRICS, theo nhà kinh tế học Jonathan Anderson là: “BRICS không phải là khối kinh tế thống nhất, ḥa nhập nhanh. Đó chỉ là một khối gồm bốn nước khác nhau về địa lư, kinh tế nhưng lại có quan hệ ngày càng chặt với thành viên thứ 5 là Trung Quốc”.
Cụ thể, trong khi kim ngạch thương mại song phương giữa các thành viên BRICS (trừ Trung Quốc) chỉ chiếm khoảng 3% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của các nước th́ Trung Quốc là đối tác thương mại lớn, thậm chí là lớn nhất của nhiều nước.
Trung Quốc là một trong những đối tác thương mại quan trọng nhất của Ấn Độ.
Một bằng chứng khác cho thấy BRICS “sống nhờ nhịp đập trái tim của Trung Quốc” là việc trong hội nghị thượng đỉnh tuần trước, Brazil, Ấn Độ, Nga và Nam Phi "bỗng dưng quên", không nhắc tới việc Trung Quốc kiểm soát đồng nhân dân tệ, vấn đề được cho là nguyên nhân khiến các nước thâm hụt thương mại...
BRICS vừa ra tuyên bố khẳng định, chiến sự tại Libya nên được giải quyết thông qua con đường ngoại giao, tránh sử dụng vũ lực, phản đối những ǵ nhiều nước phương Tây đang thực thi.
Cuối cùng, ngay bản thân nhiều đoàn đại biểu tham gia hội nghị vừa qua cũng thừa nhận là cuộc họp chung của toàn thể BRICS không quan trọng bằng các cuộc gặp song phương với Trung Quốc. Nói cách khác, họ vào BRICS v́ Trung Quốc và ngược lại, Bắc Kinh đang tận dụng thời cơ để thể chế hóa BRICS, biến đây thành lực lượng chính trị đối trọng với phương Tây.
Tại sao Nam phi được vào BRICS
Trong cuộc họp thượng đỉnh lần thứ 3 của khối vừa qua, lần đầu tiên Nam Phi được tham dự với sự ủng hộ to lớn từ Trung Quốc.
Đây là sự kiện gây nhạc nhiên lớn bởi Nam Phi chỉ là nền kinh tế lớn thứ 28 của thế giới, sau cả Mexico, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Indonesia, Ba Lan, Arabia Saudi và Đài Loan. Do đó, nhiều người tự hỏi tại sao Bắc Kinh không mời những nước này mà lại kết nạp một nước “bé nhỏ tận châu Phi”.
Lư giải điều này, nhiều quan chức Trung Quốc cho rằng Nam Phi được gia nhập BRICS bởi họ “đại diện” cho toàn bộ châu Phi nếu căn cứ vào tầm quan trọng của nước này đang gia tăng nhanh, rộng ở lục địa đen.
Theo đó, Nam Phi là nền kinh tế mạnh nhất châu Phi, có nguồn tài nguyên thiên nhiên hết sức đa dạng và với việc Nam Phi được kết nạp, BRICS với Trung Quốc là "hạt nhân" có thể phủ sóng toàn bộ bốn châu lục (châu Á, Âu, Phi và Mỹ).
Trong khi các nỗ lực ngoại giao và “sức mạnh mềm” mà Trung Quốc triển khai tại châu Á ít phát huy tác dụng do những nghi kỵ địa - chính trị và tranh chấp lănh thổ, Trung Quốc tỏ ra thành công ngoạn mục ở lục địa đen.
Một động cơ khác của Trung Quốc là họ phải t́m kiếm các nguồn lực, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của nền kinh tế trong nước, nhất là về năng lượng, tài nguyên rất dồi dào ở châu Phi.
Trong khi đó, một số chuyên gia cho rằng, trong hai thập kỷ tới, về mặt quân sự, một số nước châu Phi... sẽ có ư nghĩa quan trọng đối với Trung Quốc. Các nước này có thể bổ sung và mở rộng các căn cứ quân sự của Trung Quốc dọc các tuyến đường biển ở Ấn Độ Dương gần Ấn Độ và tiếp giáp với eo biển Malacca và vịnh Aden.
Về lâu dài, theo kế hoạch mở rộng tầm hoạt động của Bắc Kinh, bờ biển Đông Phi sẽ trở nên quan trọng cho chiến lược hải quân và an ninh của Trung Quốc. Trước sự hiện diện ngày càng tăng của hải quân Ấn Độ ở bờ biển Đông Phi, Trung Quốc không thể đứng ngoài cuộc.
Do đó, dù không phải nước lớn duy nhất nh́n thấy những cơ hội ở châu Phi nhưng Trung Quốc là nước nghiêm túc đầu tư vào châu lục Đen.
Trong chiến lược đó, Nam Phi được coi là “cửa ngơ” của Trung Quốc, nơi Bắc Kinh đầu tư mạnh mẽ để gia tăng ảnh hưởng trong những năm gần đây. Chỉ tính từ năm 1998 tới nay, Nam Phi kư hơn 60 hiệp định với phía Trung Quốc.
Trong lĩnh vực kinh tế và chính trị, mối quan hệ song phương Trung Quốc - Nam Phi đang từng bước được tạo dựng một cách vững chắc, nhất là sau chuyến thăm Nam Phi của Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh tháng 11/2010.
Trước đó, tháng 8/2010, Tổng thống Nam Phi cũng có chuyến thăm Trung Quốc, hai nước kư thỏa thuận về quan hệ đối tác toàn diện. Trước mong muốn gia nhập BRIC của Nam Phi, Bắc Kinh thể hiện sự thấu hiểu và cho biết sẽ xem xét với thái độ cởi mở.
Kết quả là ngày 24/12 vừa qua, Trung Quốc với vai tṛ Chủ tịch luân phiên BRIC, dựa trên thỏa thuận giữa các thành viên nhóm này chính thức mời Nam Phi làm thành viên đầy đủ của nhóm có tên gọi BRICS. Tiếp đó, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào gửi thư mời Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma tham dự hội nghị thượng đỉnh lần thứ ba của nhóm dự kiến diễn ra tại Trung Quốc vào năm 2011.
Nam Việt_DV